Nhập khẩu dầu của Mỹ sụt giảm mạnh

Cuộc họp OPEC đã khép lại trong tuần trước, nhưng tác động của cartel đối với dự trữ dầu Mỹ dự kiến sẽ còn kéo dài. Tồn kho đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 01năm 2016, và giảm hơn 80 triệu thùng so với mức đỉnh hồi tháng Ba – dù có thêm 30 triệu thùng được đưa vào kho dự trữ chiến lược (SPR).

Nhập khẩu dầu thô của OPEC vào Mỹ ở mức trung bình 3,26 triệu thùng mỗi ngày trong mười tháng đầu năm nay, cao hơn một tí so với mức trung bình của năm ngoái.

Mặc dù nhập khẩu bắt đầu ở mức 3,7 triệu thùng/ngày vào tháng Giêng, mức hàng tháng cao nhất kể từ năm 2013, nhưng chúng ta đã thấy con số này giảm xuống dưới 3 triệu thùng mỗi ngày trong những tháng gần đây – được dẫn dắt bởi sự sụt giảm đáng kể trong lượng dầu giao từ Ả Rập Xê-út.

Sau khi đạt được mức tăng trưởng so với năm trước vào hàng tháng kể từ cuối năm 2015, nhập khẩu dầu từ các nước OPEC tới Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt trong tháng bảy. Tình trạng này đã duy trì trong bốn tháng kể từ đó – mặc dù mức giảm so với năm trước trong tháng Tám và tháng Chín trầm trọng thêm do những gián đoạn của bão gây ra.

Nhập khẩu tháng mười và tháng mười một đã tăng trở lại gần mốc thùng 3 triệu thùng/ngày, nhưng không đủ để giúp nhập khẩu quay trở lại tình trạng thặng dư so với năm trước. Về phía tháng này, nhập khẩu từ OPEC gần như chắc chắn sẽ kết thúc với tình trạng thâm hụt với mức của năm ngoái, trước lúc OPEC thực hiện thỏa thuận cắt giảm.

Lượng dầu nhập từ Saudi hồi phục trong tháng Mười Một, nhưng không có nghĩa là mức này được chứng kiến ​​trong những năm gần đây.

Vào cuối tháng Mười, chúng ta đã nhấn mạnh đến việc nhập khẩu dầu thô từ Saudi sang Mỹ xuống thấp hơn mức nhập khẩu dầu từ Iraq ở tháng đầu tiên kể từ năm 1984.

Chúng ta đã chứng kiến dầu nhập từ Saudi đã bị dòng dầu của Iraq vượt mặt hồi tháng Mười Một, nhưng cuộc đấu đá này có vẻ sẽ dai dẳng – khi Saudi thể hiện kỷ luật tuân thủ với OPEC thông qua kim ngạch xuất khẩu thấp hơn, trong khi Iraq thì không (xin lưu ý Mỹ không nhận dầu thô từ phía bắc Iraq, nơi lưu lượng dầu đã giảm – mà chỉ từ Basra, thuộc phía nam nước này).

Chúng ta đã đề cập đến lưu lượng dầu thô thấp hơn của Venezuela tới Hoa Kỳ trong tuần trước. Nhưng chúng ta cũng đã thấy lượng dầu NAF và WAF (Bắc Phi, Tây Phi) ít hơn trong tháng trước. Nhập khẩu từ Angola sụt giảm.

Nhập khẩu từ Libya vào Mỹ cũng giảm, thay vào đó lại đổ dầu nhiều hơn sang châu Âu và châu Á, trong khi việc vận chuyển dầu hỗn hợp Saharan từ Algeria tới Mỹ đã hoàn toàn vắng bóng trong tháng Mười – đây là tháng đầu tiên kể từ tháng 01 năm 2015 – cũng đang ưu tiên cho Châu Á.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu thế giới tăng trong phiên chiều 11/5

Giá dầu thế giới phục hồi trong phiên chiều thứ tư (11/5), sau khi giảm gần 10% trong phiên trước đó.
Giá dầu thô Brent tăng 2,35 USD, tương đương 2,41%, lên 104,84 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 2,2 USD, tương đương 2,24%, lên 101,97 USD/th..

OPEC muốn hợp tác dài hạn với nhà xuất khẩu để giám sát nguồn cung

Tổng Thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo nhấn mạnh tổ chức này đang tìm kiếm mối quan hệ hợp tác dài hạn với các nhà xuất khẩu “vàng đen” khác tr

Ninh Thuận thông báo đăng ký thực hiện dự án Tổng kho xăng dầu 500 tỷ đồng

Mục tiêu nhằm xây dựng tổng kho xăng dầu cung cấp xăng dầu cho tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận c

Gian nan lộ trình cắt giảm sản lượng dầu mỏ | Hoanghungpetro.com.vn

Ủy ban giám sát cấp bộ trưởng chung (JMMC) của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC mới đây nhóm họp tại thành phố Xanh Pê-téc-bua (N..