Nhiều khả năng OPEC và Nga sẽ nâng sản lượng khiến giá dầu giảm

Kết thúc phiên 28/5, giá “vàng đen” dầu tiếp tục đi xuống trong khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng Nga tuyên bố có thể tăng sản lượng giữa lúc sản lượng dầu của Mỹ chưa có dấu hiệu sụt giảm. 

Cụ thể, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,09 USD so với phiên trước đó, xuống 75,35 USD/thùng.Trong phiên này, giá thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ có thời điểm chạm đáy 6 tuần còn 65,80 USD và đóng cửa giảm 1,19 USD, xuống 66,69 USD/thùng.

Cả hai loại dầu này hiện đã lần lượt giảm 6,4% và 9% tính từ mức cao nhất thiết lập trước đó trong tháng 5.

Công ty môi giới Phillip Futures có trụ sở tại Singapore cho rằng giá năng lượng chịu áp lực lao dốc trong phiên này do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Nga, Mỹ và Ả Rập Saudi tăng sản lượng.

OPEC và quốc gia sản xuất dầu chủ chốt khác, dẫn đầu là Nga, đã bắt đầu hạn chế nguồn cung khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ đầu năm 2017 nhằm thắt chặt thị trường và đẩy giá dầu đi lên. Trước đó, hồi năm 2016, giá dầu đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng một thập niên là dưới 30 USD/thùng.

Nhiều khả năng OPEC và Nga sẽ nâng sản lượng đẩy giá dầu đi xuống trong phiên 28/5.

Nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng, lượng dầu mỏ dự trữ tiến gần mục tiêu của OPEC và giúp giá dầu mỏ phục hồi mạnh, đáng chú ý giá dầu Brent vượt ngưỡng 80 USD/thùng trong tháng này. Điều này lại làm dấy lên lo ngại rằng giá dầu tăng cao có thể ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế toàn cầu và thúc đẩy lạm phát. “Tốc độ tăng giá liên tục của thị trường dầu mỏ trong thời gian gần đây đã khiến giới đầu tư gia tăng lo ngại rằng việc này có thể gây cản trở đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, Chetan Ahya – nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley của Mỹ đưa ra lời cảnh báo.

Ả Rập Saudi và Nga vừa cho biết hai nước này đang xem xét việc tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày nhằm “hạ nhiệt” giá dầu tăng cao hiện nay,

tránh xảy ra “cú sốc” dầu mỏ như dự báo của nhiều chuyên gia do ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị tại một số nước xuất khẩu dầu như Iran, Venezuela…

Theo công ty tư vấn JBC Energy tại Vienna (Áo), nguồn cung dầu thô trong nửa cuối năm 2018 dự kiến sẽ thiếu khoảng 825.000 thùng/ngày, vì vậy việc nâng sản lượng khoảng 1 triệu thùng/ngày sẽ hạn chế phần nào lượng dầu thiếu hụt.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất dầu của Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi số liệu mới nhất cho thấy số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 25/5 đã tăng thêm 15 giàn lên 859 giàn, mức cao nhất kể từ năm 2015.

Sản lượng dầu của Mỹ cũng đã tăng hơn 27% trong 2 năm vừa qua và đạt mức 10,73 triệu thùng/ngày. Con số trên gần với mức 11 triệu thùng dầu/ngày của Nga – nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia phân tích từ Société Générale dự báo giá dầu trung bình năm 2019 ở mức 72,75 USD/thùng đối với dầu Brent và 67,75 USD/thùng đối với dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bổ sung quy hoạch cửa hàng xăng dầu dọc Quốc lộ 1

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 284/QĐ-BCT về việc bổ sung địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Trị. 
Quyết định số 284/QĐ-BCT thuộc “Quy hoạch hệ thố..

Độc lập năng lượng sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã gây ra một hiệu ứng domino tàn khốc lan ra khắp nền kinh tế toàn cầu, khiến các quốc gia trên khắp thế giới thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng ngay khi Bắc bán cầu vốn bị ảnh hưởng nặng nề đang chuẩn bị cho những tháng ..

Giá dầu giảm liền 5 phiên xuống đáy 6 tuần

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Ba (29/05), trong đó lo ngại về khả năng gia tăng nguồn cung đã khiến giá dầu WTI giảm 5 phiên liên tiếp, MarketWatch ..

Các nhà máy lọc dầu châu Âu bắt đầu giảm quy mô nhập khẩu dầu từ Iran

Sau sự lưỡng lự ban đầu về việc các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến những người mua dầu của Iran như thế nào, các nhà máy lọc dầu châu Âu đang bắt đầu giảm thu mua từ Iran sau khi c