Nhiều tranh cãi từ dư quỹ bình ổn giá xăng dầu

Theo con số vừa được Bộ Tài chính công bố chiều 24/5, tổng số tiền trích quỹ bình ổn giá trong quý 1 là gần 1.208 tỷ đồng. Số tiền đã sử dụng của quỹ này cũng trong thời gian trên là hơn 780,6 tỷ đồng. 

Theo Bộ Tài chính, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn dư hơn 2.800 tỷ đồng. Ảnh: TL


Nhiều doanh nghiệp âm quỹ

Trước đó, số dư quỹ tại thời điểm 1/1 là gần 2.390 tỷ đồng. Bởi thế, theo tính toán, cùng với các khoản lãi phát sinh trên số dư quỹ, quỹ bình ổn giá tới hết quý 1/2017 còn gần 2.865 tỷ đồng. Cũng theo thống kê tại 27 doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu, số dư quỹ lớn nhất là Petrolimex với hơn 2.010 tỷ đồng. Tổng Công ty Xăng dầu quân đội đứng thứ 2 với xấp xỉ 333 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp có số dư lớn khác như: Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) còn dư trên 133 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) cũng có số dư gần 232 tỷ đồng… Ngược lại, một số doanh nghiệp đang âm quỹ là: Công ty Cổ phần Xăng dầu và dịch vụ hàng hải STS (âm xấp xỉ 30,6 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt (âm gần 24,7 tỷ đồng)…

Trước đó, vào 15h ngày 20/5, Bộ Công Thương đã có công văn gửi các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá xăng dầu. Theo Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày qua có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể xăng RON 92 còn 61,084 USD/thùng; dầu diesl giảm còn 60,422 USD/thùng.

Vậy nên, giá xăng RON 92 đã được điều chỉnh giảm 211 đồng/lít về mức 17.063 đồng/lít; xăng E5 giảm 197 đồng/lít về mức 16.871 đồng/lít; dầu diese 0.05S giảm 343 đồng/lít còn 13.260 đồng/lít; dầu hỏa giảm 261 đồng/lít còn 11.792 đồng/lít; dầu mazut giảm giảm 6 đồng/kg về mức 10.896 đồng/kg.

Tranh cãi trong giới chuyên gia

Liên quan tới Quỹ bình ổn giá (BOG), TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương từng đưa ra ý kiến: Nhà nước can thiệp quá sâu vào thị trường về giá cả, không theo kịp diễn biến thị trường thế giới, hiệu lực và hiệu quả của giá cơ sở và Quỹ bình ổn giá cần được xem xét một cách cầu thị từ thực tế.

Ngoài ra, thị trường thiếu tính cạnh tranh, các công ty xăng dầu chỉ có một giá thống nhất là không phù hợp với cơ thế thị trường. Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, cần xem xét cho nên cho phép có giá xăng dầu cạnh tranh trong một biên độ nhất định không? Tránh tình trạng tất cả Tổng Công ty, Tổng đại lý, các cửa hàng đều có giá bán như nhau. Điều này không thể thúc đẩy cạnh tranh. Về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đây là quỹ do tiền của người dân góp vào. Nhưng việc quản lý quỹ lại không có sự tham gia của người dân. Vậy sau này có nên để đại diện Hội Người tiêu dùng, hay một tổ chức, Hiệp hội nào đó tham gia không?

Trong khi đó, TS Nguyễn Minh Phong lại đề xuất nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. “Sự tồn tại của quỹ này thời gian qua không mang lại bất kỳ tác dụng nào cho thị trường. Quỹ này chỉ khiến chi phí trung gian tăng lên và làm nhiễm giá thị trường. Sự tồn tại của Quỹ này dễ tạo ra kẽ hở cho tham nhũng và làm nhiễu tín hiệu thị trường. Trong khi đó, định hướng quản lý là phải hướng tới giá trị trường”, ông Phong nói.

Một số chuyên gia khác bày tỏ quan điểm phản đối việc sử dụng Quỹ BOG, bởi lẽ nếu chưa kể đến khả năng bị lạm dụng để hưởng lợi hoặc đầu tư cho các hoạt động ngoài ngành thì về bản chất, Quỹ BOG không tăng thêm bất cứ lợi ích nào cho người tiêu dùng. “Nếu hỏi người dân thì chắc chắn họ không đồng tình với việc mỗi ngày đi chợ, nếu mua được hàng giá rẻ thì mang tiền dư của mình đưa cho “ông hàng xóm” nào đó giữ hộ, đến hôm giá đắt thì sang nhà “ông hàng xóm” xin lại tiền bù vào. Quỹ BOG về bản chất cũng giống như vậy nên nó hoàn toàn không cần thiết”- một chuyên gia từng hoạt động trong Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam ví von.

Thực tế, với định hướng đưa mặt hàng xăng dầu về hoạt động đúng cơ chế và diễn biến thị trường thì người tiêu dùng hoàn toàn chấp nhận nhịp điệu giá biến động theo thế giới mà không cần bất cứ công cụ nào mang danh nghĩa “giúp” họ cả.

PGS-TS Đặng Đình Đào – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) cũng cho rằng, vận hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện nay dẫn đến tình trạng điều hành giá xăng chưa “thỏa đáng” với người tiêu dùng. Bởi lẽ, không một ai muốn mua hàng giá cao dưới hình thức “bỏ tiền ra cho người khác giữ” trong khi rất khó kiểm soát được đồng tiền của mình được sử dụng ra sao.

Nguồn tin: Giadinh.net.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 23/6: Giá dầu thô lao dốc 7%

Giá xăng dầu giảm vào ngày 22/6 trước thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đưa ra chính sách nhằm cắt giảm chi phí nhiên liệu cho người lái xe.
Giá dầu thô giảm vào ngày 22/6 do Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đưa ra chính sách nhằm cắt gi..

Giá xăng dầu hôm nay (3-8): Tăng-giảm khó lường | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu liên tục biến động trong phiên giao dịch theo các thông tin mới. Giá dầu WTI giảm nhẹ 59 cent, dầu Brent “neo” ở mức 100,54 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, lúc 6 giờ ngày 3-8 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giao ..

Giá xăng dầu hôm nay 31/8: Dầu thô biến động mạnh, Brent tuột mốc 100 USD/thùng | Hoanghungpetro.com.vn

Sau phiên lao dốc mạnh do lo ngại nhu cầu giảm mạnh khi Trung Quốc tái áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19, giá dầu hôm nay đã quay đầu đi lên khi thị trường ghi nhận rủi ro nguồn cung gia tăng.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 31/8/20..

Các “ông lớn” Bộ Công Thương công khai giá mua điện, xăng, dầu

Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết, giá mua điện bình quân tháng 12/2016 là 1.178,99 đồng/kWh.  
Ảnh minh họa
Thực hiện nhiệm vụ định kỳ được giao tại Chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 22..