Sau năm 2017 biến động, thị trường dầu mỏ quay sang năm 2018 và có nhiều chủ đề sẽ chiếm ưu thế trong 12 tháng tới. Dưới đây Stratas Advisors đã sắp xếp các rủi ro thành bốn chủ đề chính mà các nhà phân tích dự đoán sẽ đóng vai trò nổi trội trong chu kỳ tin tức năm 2018.
Thời hạn của OPEC là gì?
Sự thành công của OPEC trong khả năng quản lý thị trường đã vượt quá mong đợi kể từ khi ký kết hiệp ước sản xuất dầu thô vào tháng 11 năm 2016, động lực chính khiến cho giá phục hồi đáng kể trong năm 2017. Tại cuộc họp gần đây vào tháng 11 năm ngoái, OPEC và các nước không thuộc OPEC cho biết đã quyết định duy trì hiệp định sản xuất tới cuối năm 2018. Trước khi nhóm kết thúc buổi họp báo, các thành viên đã được hỏi về kế hoạch chấm dứt thỏa thuận sẽ như thế nào và khi nào nó được công bố.
Stratas Advisors dự đoán đồn đoán xung quanh việc kết thúc thỏa thuận sẽ tiếp tục, xung quanh mỗi cuộc họp của Uỷ ban Tuân thủ vì OPEC đã để ngỏ khả năng thỏa thuận này được xem lại và kết thúc sớm nếu cần thiết. Ngoài ra, dường như có một số chia rẽ giữa các thành viên vào thời điểm thích hợp để bắt đầu thảo luận về việc kết thúc thỏa thuận. Stratas Advisors dự đoán rằng các cuộc thảo luận cá nhân giữa các thành viên đã được tiến hành, nhưng cho biết nguy cơ chính là vào thời khắc các cuộc thảo luận trở nên công khai thì có khả năng rằng thị trường sẽ tin rằng thỏa thuận này đã kết thúc.
Trong Kịch bản Tham khảo của Stratas, thỏa thuận này vẫn sẽ chính thức có hiệu lực đến cuối năm 2018, nhưng với sự tuân thủ giảm đáng kể trong tháng 6 khi các cuộc thảo luận chính thức về việc chấm dứt thỏa thuận trở nên công khai.
Liệu tăng trưởng nhu cầu sẽ thấp hơn kỳ vọng?
Ước tính nhu cầu tiêu thụ nói chung cho thấy năm 2018 sẽ đạt mức tăng trưởng tương tự như năm 2017 do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên toàn cầu. Phần lớn sự tăng trưởng sẽ tập trung vào các đối tượng thường thấy ở khu vực ngoài OECD Châu Á, nhưng sẽ có sự tăng trưởng đáng kể trong các nền kinh tế xuất khẩu dầu quan trọng khi giá dầu ổn định và chi tiêu công sẽ tăng lên. Kịch bản tăng trưởng tiêu thụ hiện nay của Stratas là 1,3 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không được đảm bảo và có những biến số có thể làm chệch hướng nó. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể gây thất vọng, đặc biệt nếu các chính phủ dành thời gian này cho sự thịnh vượng kinh tế tương đối này như một cơ hội để ban hành nhiều cải cách tài chính – một điều được các nhà tư vấn kinh tế toàn cầu đề nghị.
Cũng có nguy cơ là khi giá cả sản phẩm tăng lên, nhu cầu sẽ có sự sụt giảm rõ nét hơn dự kiến ở những nước gần đây đã cắt giảm và loại bỏ trợ cấp.
Mặc dù sự tăng trưởng không thực sự trì trệ bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào trong năm tới, những lo ngại nó sẽ thấp hơn kỳ vọng vẫn sẽ khiến thị trường lo lắng, tương tự như những gì đã xảy ra trong quý II năm 2017. Do sự chậm trễ trong các dữ liệu toàn cầu thậm chí trong khi cảm giác nhu cầu suy yếu có thể cản trở giá cả, bất chấp việc điều đó không được kiểm chứng bởi các bản báo cáo dữ liệu sau đó.
Vấn đề địa chính trị sẽ thúc đẩy giá?
Kể từ khi giá giảm bắt đầu vào giữa năm 2014 các sự kiện địa chính trị đã có tác động nhỏ hơn đáng kể đến giá dầu thô. Trong thời kỳ dư cung quá mức, các thị trường sẵn sàng không quan ngại nguy cơ gián đoạn địa chính trị về phía cung. Tuy nhiên, vì thị trường sẽ cân bằng hơn trong năm 2018, bất kỳ nguy cơ nghiêm trọng nào đối với nguồn cung sẽ có tác động lớn đến giá cả. Hơn nữa, với tất cả sự chú ý đến các cuộc đàm phán của OPEC, các tranh chấp chính trị giữa các thành viên OPEC có thể được coi là có nhiều khả năng đưa thỏa thuận chung gặp nguy hiểm khi giá cả ở mức mà một số nước có thể thoải mái rời đi.
Đặc biệt lưu ý sẽ là căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia, và môi trường chính trị nội bộ của cả hai nước. Nản lòng với nhiều năm kinh tế hoạt đọng kém hiệu quả và tốc độ thay đổi chậm chạp trong nước, người Iran hiện đang biểu tình trên khắp đất nước. Mặc dù không có khả năng dẫn tới một cuộc cách mạng mùa xuân Ả-rập, nó có thể gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Iran đang cố gắng phát triển sức mạnh trong khu vực hoặc đưa ra các nhượng bộ về kinh tế khiến khó có thể duy trì được hiệp ước cung cấp.
Tương tự, các sự gián đoạn khác có thể sẽ có tác động giá lớn hơn như sự gián đoạn đường ống xảy ra vào tháng 12 ở Biển Bắc và Libya.
Nguồn cung ngoài OPEC sẽ phát triển nhanh chóng như thế nào?
Cuối cùng, các nguồn cung ngoài OPEC sẽ tiếp tục là một điểm thảo luận trong suốt năm 2018. Hiện tại, Stratas Advisors dự đoán phần lớn tăng trưởng cung ngoài OPEC, ngoại trừ Mỹ, sẽ xuất hiện vào năm 2019 và 2020, nhưng Stratas dự kiến rằng một số khối lượng sẽ đi vào hoạt đọng trong năm 2018. Những khối lượng này chủ yếu bổ sung nhỏ cho các dự án lớn hơn ở Canada, Kazakhstan và Brazil.
Tại Mỹ, Stratas dự kiến dầu thô của Mỹ và NGL sẽ tăng khoảng 300.000 thùng/ngày do các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng hoạt động với giá cao hơn. Stratas cũng dự đoán số lượng giàn khoan sẽ tiếp tục tăng, nhưng không nhìn thấy mức tăng phù hợp trong sản lượng vì hai lý do.
Một, Stratas ước tính rằng khi giá dầu tăng, chi phí khoan và hoàn thành giếng sẽ tăng lên, dẫn đến một số công ty lựa chọn khoan, nhưng trì hoãn hoàn thành giếng khoan. Thêm vào đó, chi phí tăng do dầu thô tăng sẽ làm suy yếu tính hiệu quả của các công ty vì sự tiến bộ đáng kể trong việc cắt giảm giá hòa vốn là do chi phí thấp. Với chi phí tăng, giá hòa vốn sẽ tăng, và nó sẽ hoạt động như một lực cản tự nhiên lên sản xuất.
Thứ hai, ngay cả với nhiều giếng mới được khoan, sản xuất tăng sẽ không mạnh mẽ bởi vì các doanh nghiệp sẽ bị đẩy vào khu vực sản xuất kém hơn, hạ thấp tốc độ khai thác ban đầu và giảm hơn nữa một phần sự gia tăng hiệu quả đạt được từ năm 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Mỹ vẫn là một dấu hỏi lớn với hầu hết các ước tính hiện tại trong bối cảnh không có đột phá về công nghệ, điều có thể làm giảm đáng kể chi phí hoặc tăng tốc thời gian khoan.
Nigeria và Libya cũng đã đồng ý cắt giảm sản lượng. Họ đã được miễn trừ cắt giảm trước đó vì các cuộc giao tranh phe phái ở Libya, vốn thường nhắm tới các mỏ dầu, và các cuộc tấn công của các chiến binh ở khu vực sản xuất dầu của Nigeria. Tuy nhiên, cắt giảm sẽ không xảy ra cho đến khi sản lượng dầu ở mỗi nước đã phục hồi đến một mức nhất định trong cam kết.
Những nguy cơ địa chính trị ở Trung Đông sẽ tiếp tục gây ra những mối lo ngại về sự ổn định cung dầu. Dẫn đầu là cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa Iran và Saudi Arabia, vương quốc đang diễn ra tiến trình củng cố sức mạnh của Thái tử Mohammed bin Salman.
Một mối quan tâm khác là Venezuela, quốc gia có điều kiện kinh tế khó khăn đã làm ảnh hưởng đến sản lượng dầu mỏ. Các cuộc xung đột ở Libya và Nigeria cũng có thể bùng phát.
Trong khi đó, việc tái cân bằng thị trường dầu mỏ vẫn gặp nhiều rủi ro bởi vì nó có thể trở nên tiếp tục thừa cung vào năm 2018. Sản lượng của các nhà sản xuất ngoài Opec sẽ tiếp tục tăng trung bình 1,3 triệu thùng/ngày, IEA dự báo trong báo cáo tháng 12. Phần lớn sản lượng đó sẽ đến từ Mỹ, với EIA dự báo tăng 800.000 thùng/ngày lên mức trung bình cao kỷ lục 10 triệu cho năm 2018.
Mối quan tâm chính sẽ là sản lượng dầu mỏ đá phiến tăng ở Mỹ, khi mà giá thế giới vượt quá mức 50-55 USD mà các nhà sản xuất đá phiến sét cần để hòa vốn Một số mỏ đá phiến sét đang hưởng chi phí sản xuất thấp là 40 USD một thùng. Đồng thời, công suất mới từ Brazil và Canada có thể sẽ bổ sung thêm 400.000 thùng/ngày cho thị trường.
Không thể phủ nhận rằng sự phục hồi của nguồn cung từ bên ngoài Opec, đặc biệt là từ dầu đá phiến của Mỹ, là một yếu tố lâu dài ngăn chặn sự phục hồi của giá dầu thô. Điều này cho thấy Opec không còn ảnh hưởng đến thị trường như cách đây hai hoặc ba thập kỷ trước.
Ngay cả khi giá cả yếu đi, hầu hết các thành viên của OPEC vẫn có thể kiếm được lợi nhuận đáng kể vì chi phí sản xuất của họ thấp chỉ khoảng 10-15 USD/thùng ở Saudi Arabia – một trong những mức thấp nhất thế giới. Nhưng khi giá cả tăng, các nhà sản xuất ở các nước có chi phí cao được khuyến khích quay trở lại và giành lấy thị phần từ Opec.
Nguồn: xangdau.net/Stratas Advisors
Trả lời