Bị cắt giảm nguồn xăng dầu, Triều Tiên sẽ ra sao?

Theo nhà phân tích Kent Boydston, việc cắt giảm xăng dầu được xuất khẩu sang Triều Tiên sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của nước này.

Mới đây, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua các lệnh trừng phạt khắc nghiệt mới nhằm vào Triều Tiên do Mỹ soạn thảo. Những lệnh trừng phạt mới này được đánh giá là sẽ giáng một đòn mạnh vào kinh tế Triều Tiên.

Nguyên nhân là vì nghị quyết 2397 sẽ cắt giảm tổng cộng 89% những mặt hàng xăng dầu và dầu tinh chế khác được xuất khẩu sang Triều Tiên, đồng thời cấm các nước xuất khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải và kim loại công nghiệp cho Bình Nhưỡng.

Những lệnh trừng phạt mới được đưa ra do Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, trong đó gần đây nhất là ngày 29/11, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Với vụ phóng tên lửa này, Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa của họ có thể chạm tới mọi thành phố lớn của Mỹ.

Tàu chở dầu của Triều Tiên tại cảng ở Hàn Quốc. Ảnh: CNN.

Trước vấn đề này, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc giống như một cuộc phong tỏa kinh tế toàn diện nhằm chống lại Bình Nhưỡng.

Trước lệnh trừng phạt này, vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng thông qua một nghị quyết trừng phạt tương tự. Cụ thể, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Triều Tiên xuất khẩu các sản phẩm may mặc và hạn chế các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ tới Bình Nhưỡng.

Theo đó, Liên Hiệp Quốc nhất trí không cấm xuất khẩu xăng dầu vào Triều Tiên mà thay vào đó đặt ra hạn ngạch. Vì vậy, Triều Tiên chỉ được phép nhập khẩu tối đa 2 triệu thùng dầu.

Chia sẻ quan điểm về việc cắt giảm những mặt hàng xăng dầu được xuất khẩu sang Triều Tiên, nhà phân tích Kent Boydston của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng, đây sẽ là bước ngoặt lớn trong nỗ lực quốc tế chống lại tham vọng vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

“Cấm vận xuất khẩu dầu sang Triều Tiên là điều chưa từng được thử qua trước đây. Đây sẽ là một hình thức xử phạt khác, gây ảnh hưởng lớn hơn đến nền kinh tế nước này”, nhà phân tích Boydston cho biết.

Các chuyên gia tại Viện Nautilus nhận định việc ngừng hoặc giảm cung dầu cho Triều Tiên sẽ không thể có nhiều tác động lên chương trình hạt nhân và quân sự của Triều Tiên trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là vì họ có thể tích trữ đủ lượng xăng dầu để dùng. Thay vào đó, tác động lớn từ những lệnh trừng phạt mới sẽ đổ dồn lên người dân Triều Tiên.

“Mọi người sẽ phải đi bộ, hoặc chẳng đi đâu cả. Các căn nhà sẽ có ít ánh đèn hơn vì thiếu dầu đốt”, các chuyên gia Viện Nautilus cảnh báo.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thỏa thuận OPEC sẽ hình thành kịch bản Goldilocks cho kế hoạch IPO của Aramco

Khalid Al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, đã rời khỏi Vienna tuần trước với sự hài lòng về một công việc được thực hiện tốt và đã hoàn thành sứ mệnh, trên hai mặt trận.
L

Quyết định của Trump có thể ảnh hưởng tới dầu Iran nhiều như thế nào?

Giá dầu đã tăng mạnh sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Trump đã không đưa ra bất kỳ sự biện hộ mới nào về việc Iran đang vi phạm hiệp ướ..

Hình dung sự thành công của OPEC

Tâm trạng ở Vienna tuần này khác hơn rất nhiều so với hồi tháng Sáu. Theo lời của Charlie Sheen, điều này là do cartel có vẻ như đang chiến thắng.
Nhưng không phải tất cả đều đang thuận bu..

7 yếu tố dẫn dắt giá dầu trong năm 2019

Năm ngoái, giá dầu đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong bốn năm trước khi giảm hơn 30 đô la. Có nhiều yếu tố đang diễn ra trong giai đoạn đầy biến động đó, đáng chú ý nhất là c..