Nỗi lo Iran và Venezuela đẩy giá dầu vượt 70USD/thùng lần đầu kể từ năm 2014

Giá dầu đã tăng lên một phần vì kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 cho phép Iran xuất khẩu thêm dầu thô. 

Lần đầu tiên kể từ tháng 11.2014, giá dầu WTI đã vượt mốc 70 USD/thùng trong phiên giao dịch sáng ngày 6.5 ở châu Á. Giá dầu đã tăng lên một phần vì kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ rút khỏi thỏa thuận Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPA) năm 2015 giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức ký với Iran liên quan đến vấn đề hạt nhật, cho phép nước này xuất khẩu thêm dầu thô.

Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày 16.1.2016, cùng ngày dầu thô bắt đầu phục hồi từ mức dưới 30USD/thùng một ngày trước đó. Mỹ phải phê chuẩn 6 tháng một lần và thời hạn tiếp theo là 12 tháng 5.

Victor Shum, một nhà phân tích ngành công nghiệp dầu mỏ tại công ty nghiên cứu IHS Markit, cho biết: “Mối quan tâm hàng đầu hiện nay trên thị trường dầu là liệu Tổng thống Mỹ có thể hủy bỏ thỏa thuận JCPA”.

Theo ông Shum, giá tăng đột biến gần đây cho thấy thị trường đang giả định rằng sẽ có sự gián đoạn nguồn cung dầu mỏ, khi Iran có thể bị cấm xuất khẩu dầu Iran. Ngày 12.5, ông Trump sẽ đưa ra quyết định liệu có tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt lên Iran hay không?

Nhưng ông cũng cho biết tác động này có vẻ không nghiêm trọng như các biện pháp trừng phạt đa quốc gia áp đặt cho Iran vào năm 2012. Đó là bởi vì các thành viên Liên minh châu Âu đã kêu gọi Trump không rút khỏi thỏa thuận và họ có thể không ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới. Vị chuyên gia cũng cho rằng một số đồng minh của Mỹ – bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc – dự kiến ​​sẽ ủng hộ Mỹ và không nhập dầu từ Iran nữa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng các nước đồng minh châu Âu phải điều chỉnh những “sai lầm tồi tệ” trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 trước ngày 12.5, nếu không ông sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận và áp trừng phạt trở lại đối với Tehran.

Vào ngày 3,5, Ngoại trưởng Iran tuyên bố rằng những yêu cầu của Mỹ về sửa đổi thỏa thuận hạt nhân mà nước này đã ký với các cường quốc phương Tây là không thể chấp nhận được. Iran đã trở lại vị thế cường quốc xuất khẩu dầu vào tháng 1.2016, khi nước này được dỡ lệnh trừng phạt quốc tế để đổi lấy việc Tehran kiềm chế chương trình phát triển hạt nhân.

Giá dầu sẽ khó mà tăng mạnh?

Mặc dù áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Iran sẽ làm gián đoạn thị trường dầu mỏ, và khiến giá dầu tăng lên, nhưng các chuyên gia thì cho rằng điều này chỉ có tác động trong ngắn hạn. Brian Kessens, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại công ty đầu tư năng lượng Tortoise Capital, cho biết trong tuần trước rằng: “Tôi không nghĩ rằng bạn nên mong đợi một đợt tăng đột biến do thực tế là giá dầu đã phản ánh tin này”.

Một số chuyên gia cũng đặt ra những giả thuyết có thể ảnh hưởng tới đà tăng này. Kể từ khi giảm xuống mức thấp khoảng hơn 20USD/thùng giữa tháng 1.2016, giá dầu thô đã có sự phục hồi bền vững, nhưng những lo ngại mới về Venezuela và tương lai của thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể làm giảm lợi nhuận. Và một trong những yếu tố khiến cho giá dầu thô WTI (chuẩn dầu giao dịch tại Mỹ) thấp hơn Brent (chuẩn dầu giao dịch bên ngoài nước Mỹ) là ngành sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ đang bùng nổ.

Bất ổn tại Venezuela cũng khiến đất nước Nam Mỹ này không thể đầu tư vào ngành công nghiệp hoá dầu và sản lượng của nó giảm xuống còn 1,5 triệu thùng/ngày, chỉ bằng phân nữa mức cao nhất trong những năm 2000. PDVSA – công ty dầu khí nhà nước Venezuela cũng nợ ConocoPhillips – công ty năng lượng lớn của Mỹ – 2 tỷ USD, điều có thể khiến công ty này mất một số tài sản chính ở vùng Caribbean, và tiếp tục hạn chế sản lượng khai thác dầu của đất nước Nam Mỹ này.

Trong khi đó, nếu Iran lại bị áp các biện pháp trừng phạt, nước này sẽ có thể tăng sản lượng dầu, trái ngược hoàn toàn với mong muốn của Nga và Ả Rập Saudi. Là nhà sản xuất lớn thứ ba trong khối OPEC, quyết định của Iran có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu thô. Iran cũng không ủng hộ việc giá dầu lên quá cao, khi Bộ trưởng Dầu mỏ nước này nói rằng họ muốn giá dầu được duy trì ở mức, dưới mức 70USD/thùng.

Một yếu tố khác có thể thử thách đà tăng của giá dầu là việc sản lượng đá phiến tại Mỹ đang tăng cao hơn theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng để đạt gần 11 triệu thùng một ngày trong tháng Năm. Đối với bối cảnh, đó sẽ cao hơn Saudi Arabia, nhà sản xuất hàng đầu trong số các nước thành viên OPEC và gần Nga, nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.

Nguồn tin: nhipcaudautu.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu hôm nay 14/6 bất ngờ diễn biến trái chiều

Giá dầu hôm nay 14/6 bất ngờ diễn biến trái chiều sau khi nhà chức trách Trung Quốc cảnh báo về một làn sóng Covid-19 mới tại Bắc Kinh.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 120,8 USD/thùng – giảm 0,1..

Nga dự báo doanh thu dầu sẽ tăng gấp năm lần trong năm 2018

Do giá dầu phục hồi, Nga dự kiến ​​doanh thu từ dầu và khí sẽ tăng gấp năm lần so với doanh thu dự kiến ​​đặt ra trong ngân sách năm 2018, theo Bộ Tài chính hiện nay hy vọng Nga sẽ có thặng dư ng..

Giá xăng sắp giảm hơn 1.500 đồng/lít?

Lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu dự báo giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ giảm mạnh trong kỳ điều hành giá ngày 11/7.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 5/7 cho thấy giá bán lẻ tại thị trường Singapore với xăng RON 92 (d..

Iran sẽ đàm phán nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ | Hoanghungpetro.com.vn

 Iran sẽ đàm phán với Mỹ nếu Washington gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang nhằm vào Tehran. Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo..