Ông Trump cáo buộc OPEC thao túng giá dầu: Lời vô vọng

Đã tới lúc thói quen sử dụng chiêu trò kinh tế hoá chính trị bằng áp trừng phạt các thực thể đối nghịch khiến Mỹ bị thiệt hại… 

Tổng thống Trump cáo buộc OPEC thao túng thị trường dầu mỏ thế giới

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng Fox News được đăng tải hôm 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang thao túng thị trường dầu mỏ thế giới, khiến cho giá dầu liên tục lập đỉnh.

Trả lời câu hỏi về khả năng các thị trường dầu mỏ bị thao túng, vị tổng thống doanh nhân khẳng định: “OPEC đang làm điều này. Họ cần phải dừng lại vì chúng ta đang bảo vệ nhiều quốc gia, trong số đó có các thành viên OPEC”.

Xin nhắc lại là ngày 23/6 vừa qua, tại hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ “trong và ngoài” OPEC, diễn ra ở thủ đô Vienna của Áo, các nước đã nhất trí tăng sản lượng dầu.

Tổng thống Trump cáo buộc OPEC thao tùng thụ trường dầu mỏ thế giới

Quyết định của “cơ chế trong-ngoài OPEC” nhằm đảm bảo sự tham gia của các quốc gia ngoài OPEC vào một thỏa thuận trong nội bộ OPEC về tăng sản lượng khai thác dầu thô vừa đạt được vào ngày 22/6.

Từ cuối năm 2016, các thành viên OPEC cùng những nước sản xuất dầu mỏ không thuộc tổ chức này – trong đó có Nga – đã thống nhất cắt giảm sản lượng khai thác khoảng 1,8 triệu thùng/ngày, nhưng trên thực tế họ đã cắt tới 2,8 triệu thùng/ngày.

Chính điều đó khiến cho giá dầu tăng liên tục và tăng ổn định. Hiệu ứng đó trở nên mạnh mẽ hơn vào đầu năm 2018 và tạo ra một xu thế về giá trên thị trường dầu mỏ thế giới là “tăng ổn định – giảm bất thường”.

Gần đây nhất là ngày 29/6, giá dầu thô thế giới đã có phiên tăng thứ tư liên tục, khép lại tuần, tháng, quý và nửa đầu năm 2018 với mức tăng mạnh, đưa giá cả của loại “vàng đen” này lập đỉnh trong 3 hơn năm qua.

Cụ thể, tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu WTI giao tháng 8/2018 tăng 70 cent/thùng, tăng gần 1%, chốt ở mức 74,15 USD/thùng – một mức đỉnh mới kể từ cuối tháng 11/2014.

Như vậy, giá dầu WTI đã tăng 8% trong tuần cuối, tăng 11% trong tháng 6/2018 và tăng 14% trong quý II/2018. Tính chung trong nửa đầu năm 2018, giá dầu WTI đã tăng tới 23%.

Điều đáng nói là giá dầu thô tăng ổn định và lập đỉnh lại không mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn chính trị cho nước Mỹ, cho dù Washington đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu sau 40 năm siết chặt.

Bởi theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng dầu thô tồn kho của nước này giảm 9,9 triệu thùng/tuần kết thúc ngày 22/6, mức giảm mạnh nhất từ đầu năm. Điều này buộc Mỹ phải tăng lượng dầu dự trữ, mà giá cao sẽ gây thiệt hại lớn.

Song thực chất là muốn chỉ trích cơ chế trong – ngoài OPEC nhưng vướng rào cản trừng phạt Nga

Bên cạnh đó, ngày 28/6, theo thông tin từ Công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes, số giàn khoan hoạt động ở Mỹ đã giảm 4 giàn trong tuần, còn 858 giàn, khiến sản lượng khai thác giảm. Vậy là Mỹ cũng không được hưởng lợi nhiều từ giá dầu tăng.

Giá dầu tăng còn được cho là phản ứng của thị trường dầu mỏ trước cảnh báo của chính quyền Trump về việc sẽ trừng phạt các quốc gia không giảm nhập khẩu dầu từ Iran về 0 trước ngày 4/11. Như vậy, lợi ích chính trị của Mỹ cũng không đạt được.

Theo thông tin mới nhất thì giá dầu thô tại phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7/2018 đã giảm so với phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2018, song đó chỉ là “giảm bất thường”, chứ không phải là dấu hiện thay đổi của xu thế “tăng ổn định”.

Chính vì vậy, việc OPEC thao túng thị trường dầu mỏ thế giới – theo như cáo buộc của Tổng thống Trump – vẫn còn làm cho Mỹ bị thiệt hại và mưu đồ của Washington trong việc “bẻ nảnh Iran” qua “công cụ dầu thô” và giá dầu thô khó mà đạt được.

Mỹ hết cơ hội sử dụng giá dầu để hiệu chỉnh đồng minh – triệt hạ đối thủ

Từ trước đến nay, các cuộc khủng hoảng năng lượng nói chung, liên quan đến giá dầu thô được nhận diện hầu hết do giới tài phiệt Mỹ cố tình tạo ra và điều tiết theo hướng có lợi cho họ.

Trong một thời gian dài, giá dầu thô được xem là “vũ khí mềm” được Washington sử dụng nhằm tấn công và hạ gục một hoặc một vài đối thủ được nhận diện là đang gây nguy hại cho vị thế của nước Mỹ.

Và đó cũng là công cụ được Washington dùng để dằn mặt những thực thể nhăm nhe muốn làm hại nước Mỹ, trong đó có cả đồng minh muốn rời khỏi vòng kiểm tỏa của sức mạnh Mỹ. Giá dầu thô trở thành công cụ đảm bảo vai trò thống soái của Mỹ.

Mặt khác, giới tài phiệt Mỹ được cho là dùng giá dầu thô để tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hay Quốc hội Mỹ theo hướng có lợi cho những ứng viên mà khi họ nắm quyền thì lợi ích của giới tài phiệt Mỹ được đảm bảo tối đa.

Giới tài phiệt Mỹ đã thao thúng thị trường dầu mỏ thế giới hàng mấy chục năm, giúp Washington trừng phạt nhiều thực thể đối nghịch

Vì vậy, mấy chục năm qua, nhất là từ năm 1973 đến nay, các cuộc khủng hoảng hay những biến động lớn về giá dầu thô đều do đạo diễn – được “chỉ mặt gọi tên” là giới tài phiệt xứ Texas ở Mỹ – điều khiển theo ý đồ của họ.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng giá dầu giai đoạn 2014-2016 đã không còn do những người cũ đạo diễn nữa, thậm chí họ cũng chỉ còn là diễn viên tham gia vào sàn diễn này và lời cáo buộc của Tổng thống Trump với OPEC đã chứng tỏ điều đó.

Việc giới tài phiệt Mỹ lần đầu tiên mất đi vai trò đạo diễn trong khủng hoảng giá dầu thô giai đoạn 2014-2016 có nhiều nguyên nhân, nhưng theo giới phân tích thì có thể tựu trung lại trong 3 nguyên nhân chính sau đây:

Nguồn tin: baodatviet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các công ty đá phiến của Mỹ lần đầu tiên sẽ có lợi nhuận

Các công ty dầu mỏ của Mỹ đã tăng cường nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging) cho sản lượng năm 2018, chốt giá bán cao hơn.
Theo một báo cáo của Goldman Sachs, trong quý thứ tư, nhà sản xuất Mỹ..

Giá xăng sẽ tiếp tục giảm: Sốt ruột chờ Bộ Tài chính

15 ngày gần đây, đà tăng của giá xăng dầu . Điều này là tín hiệu để kỳ điều hành ngày mai (20/10), giá xăng dầu trong nước có cơ hội để giảm thêm.
Theo dữ liệu gi

Ả Rập Xê Út có thể thúc đẩy sản lượng OPEC cao hơn | Hoanghungpetro.com.vn

Ả Rập Saudi được cho là đang có kế hoạch vận động để tăng sản lượng dầu tại cuộc họp OPEC diễn ra vào tuần này.
Đây là theo một tweet của phóng viên Edward Lawrence của Fox Business, người đã dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng Vua Salman của Sau..

Giá xăng trong nước sẽ tiếp tục giảm mạnh vào ngày 21-7?

Giá dầu đã rơi thẳng đứng xuống dưới mốc 100 USD/thùng.
Phiên giao dịch hôm nay (13-7), giá dầu WTI chỉ còn 95 USD/thùng và dầu Brent là 98 USD/thùng. Với mức giá này, dầu Brent mất 20 USD và dầu WTI mất 25 USD/thùng so với tháng trước.
Trong c..