Ông Trương Đình Tuyển ”nhắc” ưu đãi Nghi Sơn: Sự thật buồn

Theo TS Đinh Thế Hiển, Chính phủ không thể phá vỡ cam kết ưu đãi với Lọc dầu Nghi Sơn và đây là bài học kinh nghiệm cho vấn đề hội nhập. 

Lời ở sự bảo hộ

Trong một cuộc hội thảo mới đây, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã đặt ra vấn đề, những cam kết ưu đãi của Chính phủ đối với dự án Lọc dầu Nghi Sơn mâu thuẫn với cam kết FTA mà Việt Nam tham gia.

Theo đó, Chính phủ cam kết giữ thuế nhập khẩu xăng dầu không thấp hơn 7% để bảo hộ cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong thời gian 10 năm, tính từ ngày nhà máy sản xuất thương mại.

Như vậy, nếu năm 2018 Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào sản xuất thương mại thì theo cam kết dự án, Việt Nam phải giữ thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu ở mức không thấp hơn 7% cho đến hết năm 2028.

Trong khi đó theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), các mức thuế nhập khẩu xăng từ thị trường này sẽ giảm về 0% vào năm 2024; còn theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), thuế nhập khẩu diesel sẽ giảm về 0% từ năm 2018.

Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) từng ước tính, trong 10 năm tới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có thể phải bỏ ra 1,5 – 2 tỷ USD để bù lỗ cho dự án Khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư 9 tỷ USD. Ảnh minh họa

Chia sẻ với vấn đề mà ông Trương Đình Tuyển đặt ra, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển không tỏ ra ngạc nhiên và cho rằng đây là những vấn đề về hội nhập, Việt Nam vừa làm vừa sửa và có tâm lý “có trục trặc gì thì quyền trong tay chúng ta”.

“Việt Nam vẫn dựa vào cách suy nghĩ hội nhập nhưng không hòa tan, vẫn nghĩ quyền trong tay chúng ta rất mạnh. Trong khi đó, vấn đề hội nhập là “win-win”, “win-win” trên toàn hệ thống chứ không phải lúc muốn mặt này tốt, mặt kia xấu.

Bởi thế, khi đàm phán WTO và các hiệp định song phương, đa phương mất nhiều công sức nhưng phải nhất thể hóa, trong đó phải phân biệt cái nào cao, cái nào thấp, giống như luật cao hơn nghị định, nghị định cao hơn thông tư, thông tư Chính phủ cao hơn thông tư của bộ…

Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều khi lại hay quên chuyện đó. Những chuyện đó là do hành lang pháp lý của Việt Nam cần phải hoàn thiện nên câu chuyện của Lọc dầu Nghi Sơn không ngạc nhiên.

Có thể vấn đề của Lọc dầu Nghi Sơn nằm trong một chiến lược khác- chiến lược phát triển công nghệ hóa dầu, phát triển vùng miền… Đôi khi vì quá hăng say với những chiến lược đó mà những người chấp bút lập dự án, dự thảo hoạt động tập trung vào đó, đòi hỏi những ưu tiên, ưu đãi số 1 cho nó, họ tham mưu mà không gắn với những quy định cao hơn nữa. Cuối cùng, xảy ra chuyện “bút sa gà chịu”, TS Đinh Thế Hiển phân tích.

Bởi thế, theo vị chuyên gia kinh tế, câu chuyện của Lọc Dầu Nghi Sơn là một bài học kinh nghiệm cho vấn đề hội nhập của Việt Nam.

Trong trường hợp này, Chính phủ không thể phá vỡ cam kết ưu đãi với Lọc dầu Nghi Sơn nhưng vẫn phải tuân thủ những cam kết FTA mà Việt Nam ký kết. Chính vì thế, theo ông Hiển, chỉ còn cách Chính phủ bù lỗ cho Lọc dầu Nghi Sơn.

“Lọc dầu Nghi Sơn tính rằng nếu đầu tư lớn như vậy có thể họ sẽ không đấu lại với dầu nhập khẩu có thuế suất bằng 0 của các nước như Singapore, Malaysia… Chính vì thế, cái lời của Lọc dầu Nghi Sơn chính là sự bảo hộ.

Lúc bắt đầu dự án, các nhà lãnh đạo rất hào hứng với chuyện có công nghệ hóa dầu ở Nghi Sơn và tin rằng Việt Nam có thể bù được, hệ quả là phải bù lỗ rất lớn”, TS Đinh Thế Hiển cho biết.

Vị chuyên gia cho rằng, việc nâng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên 8.000 đồng/lít là một cách để bù đắp cho ngân sách số tiền dùng để bù lỗ cho Lọc dầu Nghi Sơn.

Cách làm ấy vẫn tuân thủ được thuế nhập khẩu giảm về 0% nhưng ngược lại, giá xăng trong nước tăng hơn thế giới tới 8.000 đồng/lít, như vậy phần đó sẽ bù lại cho Lọc dầu Nghi Sơn. Cuối cùng về tổng thể, nền kinh tế chung bị thiệt, chỉ có Lọc dầu Nghi Sơn được hưởng.

Chấm dứt ưu đãi trước khi quá muộn

Tiếp tục phân tích thêm về sự mâu thuẫn giữa cam kết ưu đãi của Chính phủ với Lọc dầu Nghi Sơn với cam kết FTA Việt Nam tham gia, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển chỉ ra rằng, trong chiến lược kinh tế phát triển quốc gia hội nhập, Việt Nam chưa có chiến lược xuyên suốt, đôi khi thay đổi theo Chính phủ. Chiến lược xuyên suốt ấy phải dựa trên lợi thế cạnh tranh và cái này nếu chưa làm tốt được thì hãy khoan làm việc khác.

Thế nhưng, Việt Nam lại đang có một chiến lược ngược lại: cái gì nước khác có, Việt Nam cũng có.

Chẳng hạn, Việt Nam có thể mua thép, dầu rẻ hơn, sử dụng chúng để sản xuất thiết bị máy móc, vận chuyển, kinh doanh và cuối cùng vẫn có lợi. Tuy nhiên Việt Nam muốn có dầu, có thép rồi phải bảo hộ, các doanh nghiệp phải mua dầu, mua thép giá cao để sản xuất, cuối cùng sức cạnh tranh kém hơn so với thế giới.

Giữa các địa phương của Việt Nam cũng xảy ra câu chuyện tương tự. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, ông Hiển nhận định, là do lợi ích cục bộ của bộ, ngành.

Trở lại vấn đề của Lọc dầu Nghi Sơn, theo TS Đinh Thế Hiển, về nguyên tắc, khi đã sản xuất cái gì mới thì giá phải cạnh tranh với cái cũ, nếu không nhiều khả năng chúng ta đã sử dụng công nghệ lạc hậu, không đủ sức cạnh tranh.

Lọc dầu Nghi Sơn có lợi thế về địa lý nhưng không cạnh tranh lại với lọc dầu của nước khác, rõ ràng dự án đã được đầu tư với chi phí cao hơn hoặc thiết bị lạc hậu hơn.

Nguồn tin: Baodatviet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Điểm tin thị trường xăng dầu thế giới hôm nay, 01/7/2022

Giá dầu thô kỳ hạn trong giờ giao dịch tại châu Âu hôm thứ Sáu nhích tăng nhẹ khi các nhà đầu tư một lần nữa lo ngại về sự phá hủy nhu cầu và suy thoái kinh tế trước sự cân bằng cung/cầu thắt chặt trong nửa cuối năm 2022.
Giá dầu thô ICE Brent thá..

Giá dầu châu Á tăng do căng thẳng ở Iran và Venezuela

Trong phiên giao dịch sáng ngày 7/5, giá dầu châu Á vẫn gần mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 
Giá dầu châu Á tăng do căng thẳng ở Iran và Venezuela. Ảnh: Reuters
, trong bố..

Đức xem xét việc sử dụng gói cứu trợ cho các công ty năng lượng

Đức đang xem xét sửa đổi luật an ninh năng lượng của mình để cho phép chính phủ giúp đỡ các công ty năng lượng đang gặp khó khăn hoặc áp thuế đối với người tiêu dùng, Reuters đưa tin hôm thứ Hai, trích dẫn ba nguồn.
Chính phủ đang thảo luận về các..

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Á tăng, làm phức tạp những nỗ lực của OPEC

 Dầu thô của Mỹ đang tràn ngập châu Á và có thể tiếp tục do cánh cửa chênh lệch ban đầu được tạo ra bởi bão Harvey vẫn mở, mặc dù sự gián đoạn từ cơn bão gây ..