OPEC bắt đầu từ chối lời thỉnh cầu của Iran về việc thảo luận lệnh trừng phạt của Mỹ

OPEC có khả năng sẽ từ chối yêu cầu của Iran để đưa các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Tehran vào thảo luận tại cuộc họp chính thức của cartel vào cuối tháng này, một nguồn tin hiểu rõ vấn đề này cho Reuters biết hôm thứ Sáu.

Iran đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các thành viên OPEC chống lại sự trừng phạt trở lại của Mỹ và muốn đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự tại cuộc họp Vienna trong tháng Sáu, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangeneh đã viết trong một bức thư tuần trước gửi đến Suhail Al Mazrouei, Bộ trưởng Năng lượng United Arab Emirates (UAE), người giữ chức chủ tịch OPEC trong năm nay và sẽ chủ trì cuộc họp.

Trong thư của mình, Bijan Zangeneh cũng gợi ý rằng đất nước của ông không đồng ý với “những nhận xét gần đây của một số thành viên OPEC, nói rằng Tổ chức đã thông qua quyết định bằng sự đồng thuận và không có thành viên riêng lẻ nào đại diện cho tổ chức.”

Đại diện của Iran tại OPEC, Hossein Kazempour Ardebili, đã đề nghị chủ tịch hội đồng quản trị OPEC đưa vấn đề tranh luận về các lệnh trừng phạt vào cuộc tọa đàm ngày 22 tháng 6, trong một lá thư mà Reuters đã thấy và gửi tới đại diện của UAE tại OPEC Ahmed al-Kaabi. Ông này đã tham vấn một cố vấn pháp lý, người đã phản ứng tiêu cực trước yêu cầu của Iran, bởi vì chương trình nghị sự cho cuộc họp cấp bộ trưởng đã được hoàn tất và không thể sửa đổi, theo nguồn tin của Reuters.

Trong lời bình luận với Reuters hôm thứ Sáu, Kazempour của Iran cũng chỉ trích gay gắt yêu cầu của Mỹ đối với Saudi Arabia để giúp ổn định giá dầu phòng khi các lệnh trừng phạt chống Iran đẩy giá lên.

“Thật điên rồ và đáng kinh ngạc khi thấy chỉ đạo từ Washington đến Saudi để hành động và thay thế xuất khẩu thiếu hụt của Iran do lệnh trừng phạt bất hợp pháp của họ đối với Iran và Venezuela,” Kazempour nói.

Venezuela, giống như Iran, cũng đã tìm kiếm sự ủng hộ từ OPEC chống lại các lệnh cấm vận của Mỹ.

Hai thành viên OPEC chịu lệnh trừng phạt của Mỹ hiện là hai mối quan tâm lớn về cung dầu trên toàn cầu, vốn đã hỗ trợ đà tăng giá dầu trong những tuần gần đây, trước khi Saudi Arabia – đối thủ của Iran – và Nga ám chỉ tại các cuộc thảo luận rằng họ đang xem xét đảo ngược một số các biện pháp cắt giảm sản xuất để bù đắp cho sản lượng bị tổn thất và “giảm bớt lo âu cho thị trường và người tiêu dùng.”

Nếu các đối tác trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất quyết định tăng sản lượng tại cuộc họp tháng Sáu và nếu động thái này làm giảm giá dầu, thì Iran và Venezuela chịu nhiều tổn thất do doanh thu từ dầu thấp hơn, vì họ không thể nâng cao mức sản xuất, và còn bởi các lệnh cấm vận của Mỹ. Do những bất đồng về chính sách nguồn cung mà cuộc họp OPEC vào cuối tháng này có thể là một trong những cuộc họp tồi tệ nhất và gây tranh cãi nhất trong những năm gần đây, theo các nhà phân tích thị trường dầu mỏ.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nigeria chật vật để bán dầu thô

Nigeria đang có khoảng từ 20 đến 34 triệu thùng dầu thô chưa bán được, truyền thông Nigeria đưa tin, trích dẫn một cuộc khảo sát của Platts về đề nghị giao hàng tháng Bảy. Điều này đ..

Đề xuất chỉ bán xăng E5: Đại lý xăng dầu nói “không ổn”

Lượng tiêu thụ xăng E5 và RON95 tại mỗi đại lý tại nông thôn hoặc thành thị chênh lệch rất lớn. Ở nhiều nơi, lượng tiêu thụ xăng E5 lớn hơn nhiều so với xăng RON95 song nếu bỏ xăng RON95, người b

Cà Mau: Chấn chỉnh bất cập trong quy trình gia hạn chứng nhận kinh doanh xăng dầu

   Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tỉnh Cà Mau bức xúc trước những bất cập trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (TTXVN đ

Tốc độ gia tăng sản lượng dầu của Mỹ có lẽ là một sự ảo tưởng

Một số sự gia tăng sản lượng dầu của Mỹ trong mùa xuân vừa qua có lẽ là “một ảo ảnh”.
Vào ngày 31 tháng 7, EIA đã công bố  dữ liệu hàng tháng về sản lượng dầu của Mỹ, ch..