OPEC có sớm nới lỏng hiệp ước giảm sản xuất không?

Những nhà đầu cơ giá lên dường như đã chậm lại, với giá dầu cao nhất đang trì trệ phần nào trong những ngày gần đây khi những tin đồn tập trung vào việc Nga và Saudi Arabia đang đưa ra một thỏa thuận để tăng sản lượng. Hồi tháng 12, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu lớn không thuộc OPEC đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng đến hết năm 2018 nhưng vấn đề địa chính trị trong những tháng gần đây đã dẫn đến kết quả giá tăng đột biến và sự cám dỗ để giảm bớt mức cắt giảm.

Trong tháng 5, giá dầu thô Brent, chuẩn quốc tế, chạm mốc 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Giá đã giảm trở lại – xuống 75 USD/thùng hôm thứ Hai – khi các cuộc thảo luận nóng lên trước cuộc họp của OPEC vào ngày 22 tháng 6 .

Giá tăng là có nguyên nhân, các nhà phân tích nói, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran, và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt. Đồn đoán cho rằng dầu thô của Iran sẽ một lần nữa sẽ rời khỏi thị trường kết hợp cùng với sụt giảm liên tục ở Venezuela đang khiến OPEC xem xét nâng sản lượng sớm hơn dự kiến.

Tuy nhiên, điều đó đã không có ý nghĩa gì khi khách hàng mua dầu hàng đầu của Iran, Ấn Độ, cho biết họ sẽ không tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia này. Vào ngày 28 tháng 5, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj nói chính sách của Ấn Độ là tôn trọng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, chứ không phải là biện pháp trừng phạt đơn phương. Điều này cung cấp thêm sự không chắc chắn khi nói đến việc đánh giá nguồn cung dầu toàn cầu và tương lai của giá cả.

Platts cho biết rằng các bộ trưởng vùng Vịnh đã khá kín tiếng sau cuộc gặp gần đây để thảo luận về vấn đề nới lỏng cắt giảm và do đó làm giảm giá dầu toàn cầu. “Các nước Kuwait, Saudi Arabia và UAE là ba trong số ít các thành viên OPEC có thể tăng sản lượng nhanh chóng, nhưng các bộ trưởng giữ im lặng và sẽ không xác nhận liệu họ có thảo luận về việc tăng sản lượng hay không”, theo Platts.

Một quốc gia khác muốn tăng sản lượng là Kazakhstan. Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan Kanat Bozumbayev gần đây cho biết nước này đang tham vấn với OPEC và các đối tác không thuộc OPEC về việc có thể nới lỏng thỏa thuận cắt giảm. Kazakhstan đã cam kết cắt giảm nhưng đã tiếp tục tăng sản lượng, đặc biệt là ở Kashagan, đã đi vào hoạt đồng  lần thứ hai vào năm 2016 (sau khi khởi động lần đầu vào năm 2013). Các quan chức từ Eni của Italy, một trong những đối tác của khu sản xuất này, gần đây cho biết sản xuất tại Kashagan có thể tăng từ mức hiện tại 330.000 thùng/ngày lên 500.000 thùng/ngày.

Không phải tất cả các nhà sản xuất lớn của OPEC và ngoài OPEC đều đang hướng đến việc nới lỏng các khoản cắt giảm. Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng các thành viên OPEC là Iran và Kuwait đã lập luận rằng Saudi Arabia, trong nỗ lực nới lỏng cắt giảm, đang đầu hàng dưới áp lực giảm giá dầu toàn cầu của Nga và Mỹ bằng cách tăng nguồn cung.

Trong một bài viết cho Oilprices.net, Tsvetana Paraskova đã chỉ ra rằng “những nước đề xuất nới lỏng cắt giảm — Saudi Arabia và Nga — có năng lực dự phòng để tăng sản lượng, trong khi nhiều nước khác thì không.”

Bob McNally, người sáng lập của công ty tư vấn Rapidan Energy Group LLC ở Washington và cựu quan chức dầu mỏ Nhà Trắng, nói với Bloomberg qua email rằng “Nếu Saudi và Nga muốn tăng sản lượng, và nếu Venezuela, Iran hoặc những người khác phản đối, thì ngôn ngữ của tuyên bố tăng sản lượng tiềm năng này này sẽ mơ hồ hoặc đơn giản là im lặng.” Về cơ bản, không quan trọng quyết định chính thức của OPEC là gì, điều quan trọng chính là Saudi và Nga sẽ làm gì.

Đối với Kazakhstan, sự không tuân thủ của nước với thỏa thuận cắt giảm sản xuất đã bị các nhà sản xuất khác bỏ qua. Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018, mức tuân thủ trung bình của Astana với thỏa thuận cắt giảm là âm 308%. Nhìn chung, tuy nhiên, OPEC và 10 nước sản xuất lớn khác không thuộc OPEC có tỷ lệ tuân thủ là 117% và 83%, tương ứng. Sự không tuân thủ của Kazakhstan đã được cân bằng bởi sự tuân thủ cao quá mức (không tự nguyện, Bloomberg viết) ở Venezuela (267%) và Angola (172%).

Nếu Saudi và Nga khiến nhóm các nước sản xuất dầu nới lỏng cắt giảm vào cuối tháng này, thì kết quả có thể sẽ là sự kiểm soát giá dầu ngày càng tăng. Không thể đoán trước được thị trường sẽ là gì, chỉ có thời gian sẽ cho biết liệu nhóm sẽ sớm kết thúc việc cắt giảm hay không.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xuất khẩu của OPEC đến Mỹ đang giảm dần

Các nhà máy lọc dầu đang thu mua ít dầu thô được sản xuất bởi OPEC hơn bao giờ hết trong khi các thành viên của nhóm này tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Nhập khẩu dầu thô h

Ả Rập Xê Út không muốn làm Putin khó chịu khi Biden yêu cầu tăng thêm sản lượng

Nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Ả Rập Xê-út, tiếp tục giữ mối quan hệ thân thiết với Nga trong khi nước tiêu thụ dầu hàng đầu, Hoa Kỳ, kêu gọi các nhà sản xuất lớn – trong đó có Vương quốc này – tăng cường nguồn cung cho thị trường và giúp g..

Bản tin video ngày 11-11-2021: Giá dầu phục hồi nhẹ trong phiên châu Á | Hoanghungpetro.com.vn

 
Dầu phục hồi vào sáng thứ Năm trong phiên châu Á sau khi giảm mạnh trong phiên hôm qua, do lo ngại lạm phát leo thang ở Mỹ bởi chi phí năng lượng tăng cao, điều này có..

Cung thừa sẽ kết thúc – nhưng chỉ khi thỏa thuận dầu toàn cầu được duy trì

Tình trạng thừa cung kéo dài của thị trường dầu có thể đi đến một kết thúc vào mùa hè năm tới do nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ tiếp tục tăng c..