OPEC có thể cắt giảm sâu hơn

Trong khi sản lượng sụt giảm ở Venezuela thu hút sự chú ý của thế giới dầu mỏ, các rắc rối vẫn đang lặng lẽ diễn ra ở một thành viên OPEC khác.

Angola, từng là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất châu Phi, đang hứng chịu sự sụt giảm mạnh trong các khu vực ngoài khơi bị thiếu đầu tư, với sản lượng giảm gần gấp ba lần so với mức cam kết của quốc gia này trong một hiệp định với các thành viên OPEC, World Oil cho hay.

Với xu hướng giảm sẽ tăng tốc – một chương trình vận chuyển mà Bloomberg News có được cho thấy xuất khẩu dầu thô sẽ giảm trong tháng 6 xuống mức thấp nhất kể từ ít nhất năm 2008 – OPEC có nguy cơ đang thắt chặt nguồn cung quá mức.

Richard Mallinson, nhà phân tích của công ty tư vấn Energy Aspects tại London cho biết: “Angola có một vấn đề nghiêm trọng, với tỷ lệ suy giảm của nó ngày càng trở nên rõ ràng hơn.” “Con số thấp trong tháng 6 không giống như một mô hình bảo trì mà cho thấy sự suy thoái theo cấu trúc sâu hơn.

OPEC và các đồng minh đã thành công trong việc loại bỏ một lượng dầu thô dư thừa thông qua việc cắt giảm sản lượng được đưa ra vào đầu năm 2017, nâng giá lên mức cao nhất trong ba năm trên 75 đô la/thùng. Nỗ lực của họ đã được hỗ trợ bởi những suy giảm của quốc gia thành viên Venezuela, đang cắt giảm gấp 6 lần con số mà nước này cam kết mà do một cuộc khủng hoảng kinh tế xoắn ốc đang đè bẹp ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela.

Rủi ro mà OPEC phải đối mặt hiện nay là thị trường thế giới thắt chặt quá mạnh và đưa giá tới mức có thể làm giảm nhu cầu dầu hoặc gây ra một làn sóng mới đối với nguồn cung đối thủ từ Mỹ khi gia tăng suy giảm của Angola bổ sung thêm vào sự sụt giảm liên tục ở Venezuela. Sự gián đoạn sản xuất giữa các thành viên của tổ chức này có thể khiến giá dầu thô Brent trên 80 USD/thùng, các nhà phân tích của ngân hàng Merrill Lynch, bao gồm Francisco Blanch, người đứng đầu phòng nghiên cứu hàng hóa, cho biết trong một báo cáo gửi cho khách hàng.

Sự gián đoạn nguồn cung không mong đợi đang diễn ra khắp nơi trong OPEC. Nigeria và Libya được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng vì sản xuất của họ đã bị giảm bớt bởi sự mất ổn định nội bộ, trong khi việc thực hiện hiệp định của Iraq chỉ được cải thiện sau khi một tranh chấp chính trị đã làm đình trệ xuất khẩu.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng sinh học E5 vẫn loay hoay tìm thị phần

Xăng sinh học E5 đã triển khai kinh doanh được hơn 2 năm, nhưng lượng tiêu thụ loại xăng này trên địa bàn Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu bán ra.
Hiện, doanh nghiệp (DN) phân phối ..

Giá dầu tăng 1%, đang ở mức cao nhất trong 2 tuần do lo lắng về nguồn cung thắt chặt

Giá dầu tăng khoảng 1% với giá dầu Brent chuẩn toàn cầu ổn định ở mức cao nhất trong 2 tuần qua, trong giao dịch biến động vào hôm 19/7 khi các nhà giao dịch lo lắng về nguồn cung thắt chặt và đồng đô la yếu hơn.
Giá dầu Brent giao sau tăng 1,08 U..

Bộ Công Thương: Giá xăng có thể về 24.000 đồng/lít vào cuối năm

Theo Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), giá xăng có thể giảm về 24.000 đồng/lít vào quý IV/2022.
Chia sẻ với VTC News, đại diện Vụ thị trường trong nước dự báo những tháng tới, bình quân giá xăng thành phẩm thế giới vẫn biến động bất thườn..

Giá nào cho Petrolimex ngày chào sàn?

Cổ phiếu PLX của Petrolimex dự kiến chào sàn ngày 18-21/4. Trước ngày cổ phiếu lên sàn chính thức, cổ phiếu PLX trên sàn OTC được nhiều nhà đầu tư săn đón, có thời điểm..