OPEC có thể chống lại sự cám dỗ tăng sản xuất?

Báo cáo hàng tháng của OPEC cho tháng 2 đã được công bố thứ Ba, và tổng sản lượng dường như đã giảm từ 32,097 triệu thùng/ngày trong tháng Một xuống còn 31,958 triệu thùng/ngày. Các thành viên đồng ý đóng băng sản lượng đã giảm sản lượng từ 29,9 triệu thùng còn  29,7 triệu thùng/ngày, trong khi Iraq và UAE tiếp tục bơm vượt quá mức thỏa thuận, vượt qua mức hạn ngạch 63.000 và 51.000 thùng/ngày.

Đây là một tin tốt lành, nhưng trong viễn cảnh hàng tồn kho khổng lồ trong tuần trước ở Mỹ và sự sụt giảm giá liên tiếp từ 54usd còn 47usd, báo cáo này là không đủ để cho thấy một sự đảo ngược trong giá cả đột ngột suy thoái.

Sự xác nhận của nguồn tin thứ cấp chỉ ra rằng sản lượng dầu của Saudi tiếp tục giảm, còn 9,797 triệu thùng/ngày. Theo nguồn tin trực tiếp, không chỉ không tiếp tục cắt giảm, nước này đã tăng sản lượng từ tháng 1 đến tháng 2, từ 9,748 triệu thug2 lên 10,011 triệu thùng/ngày.

Trong khi tổng sản lượng của Saudi đã giảm đáng kể kể từ năm ngoái, khoảng 450.000 thùng/ngày, dữ liệu hàng tháng cho thấy những sự đợt giảm sâu hơn nữa của nhà sản xuất hàng đầu của OPEC sẽ không xảy ra, ít nhất là cho đến khi đạt được thỏa thuận mới. Saudi đã phải gánh phần lớn mức cắt giảm của OPEC, nhưng tại hội nghị CERAWeek 2017 cuối tuần trước, bộ trưởng năng lượng nước này nói rằng Saudi Arabia sẽ không muốn tiếp tục cắt giảm sản xuất của mình chỉ để tăng giá: cần sự phối hợp của OPEC để đạt được mục tiêu đó.

Sản lượng của Mỹ cũng tăng vọt sau khia thỏa thuận này được công bố, tăng trên 9 triệu thùng/ngày, và sự gia tăng này có thể sẽ tiếp tục. EIA ước tính rằng các nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ sẽ tăng sản lượng 109.000 thùng/ngày trong tháng Tư, với mức tăng đáng kể nhất từ ​​các mỏ Permian và Eagle Ford ở Texas và New Mexico.

Dữ liệu của OPEC cho thấy nguồn cung dầu thế giới đã giảm từ tháng 11/2016, từ hơn 98 triệu thùng/ngày xuống còn 94,9 triệu thùng/ngày, với mức giảm 200.000 thùng/ngày trong tháng 2. Điều này cho thấy cắt giảm của OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC đã phần lớn để lại dấu ấn của họ, và sản lượng sẽ chỉ tăng từ khu vực này và điều đó ảnh hưởng trực tiếp của thỏa thuận OPEC đã được cảm nhận.

Bây giờ tác động ban đầu của thỏa thuận ngừng sản xuất trong tháng 11/2016  dường như đã biến mất, đầu cơ đã bắt đầu tập trung vào quyết định tiếp theo của OPEC. Sự đóng băng và cắt giảm sản lượng đã loại bỏ khoảng 1,2 triệu thùng/ngày ra khỏi các thị trường và khiến cho nguồn cung thắt chặt, tuy nhiên điều này gần như hoàn toàn được bù đắp bởi sự gia tăng sản lượng của một số thành viên OPEC, trong đó có Iran, được miễn trừ tham gia hiệp ước.

Tâm lý về tính đoàn kết của OPEC đang bắt đầu đổ vỡ cũng đã góp phần vào xu hướng giảm trong giá cả và sự xuất hiện của khuynh hướng xuống giá của hợp đồng dầu thô tương lai. Những rạn nứt trong tính thống nhất của OPEC bao gồm Iraq mong tiếp tục tăng sản lượng lên 4,5 triệu thùng/ngày. Báo cáo tháng 2 chỉ ra rằng nước này đang bơm hơn khoảng 91.000 thùng/ngày so với mức hạn ngạch dự kiến, mặc dù đây vẫn là con số giảm từ mức sản xuất tháng trước là 4,6 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, Iraq, không đóng góp như Saudi đã làm với mức giảm chung, tiếp tục đóng góp những gì Riyadh coi là tối thiểu.

Người Nga cũng cần phải xem xét. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalil Al-Falih đã bày tỏ sự bực bội vào tuần trước cho rằng Nga không thực hiện được vai trò của mình, và cắt giảm của Saudi sẽ không tạo cơ hội cho những “những kẻ ăn chùa” có thể kiếm được lợi từ giá cao hơn. Giảm khai thác của Nga đóng góp vào mức giảm sản lượng ngoài OPEC là 558.000 thùng/ngày, nhưng công ty Nga Rosneft đã bày tỏ sự nghi ngờ về việc cắt giảm này sẽ kéo dài trong sáu tháng, như dự kiến ​​ban đầu. Công ty năng lượng Nga này đã nói rằng sự cân bằng thực sự trên thị trường sẽ đòi hỏi hành động của người tiêu thụ và các cơ quan quản lý, chứ không phải chỉ các nhà sản xuất, một sự thừa nhận ngầm rằng việc thử nghiệm cắt giảm sản xuất và mang giá cao quay trở lại đã thất bại, ít nhất trong thời gian này .

Với sản xuất đá phiến của Mỹ có khả năng bùng nổ, sự do dự của Nga và nhà lãnh đạo OPEC sẽ không chịu gánh nặng hơn nữa, câu hỏi lớn mà các nhà phân tích phải đối mặt là OPEC sẽ làm gì tiếp theo? Trong khi việc ký kết thỏa thuận sản xuất năm ngoái là một bất ngờ, cắt giảm bổ sung hoặc quyết định mở rộng thời hạn hiện tại thêm 6 tháng tới có thể là điều kỳ diệu: nếu giá vẫn ở mức thấp, và dường như là như vậy trong tương lai gần, sự cám dỗ tăng sản lượng của các thành viên OPEC và lấy lại thị phần, nỗ lực một lần nữa để đưa dầu đá phiến Mỹ ra khỏi thị trường, sẽ là một thành công.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu châu Á ngày 3/5 chịu sức ép trước thống kê dự trữ dầu thô của Mỹ

Giá dầu châu Á ngày 3/5 chịu sức ép trước thống kê dự trữ dầu thô của Mỹ, trước thống kê dự trữ dầu thô của Mỹ gia tăng và sản lượng dầu mỏ cũng nhiều lên. 
Giá dầu..

Giá xăng dầu hôm nay 4/4: Liên tiếp 3 phiên giao dịch tụt sâu

Giá xăng dầu hôm nay 4/4 tiếp tục tụt sâu và đánh dấu ba phiên giao dịch liên tiếp, giá nhiên liệu lao dốc không phanh.
Giá xăng dầu hôm nay 4/4/2018, tính đến đầu ..

EU thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu đường biển của Nga và bảo hiểm hàng hóa

Liên minh châu Âu hôm thứ Sáu đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ sáu đối với Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu bằng đường biển của Nga và lệnh cấm bảo hiểm hàng hải đối với dầu của Nga đối với các nước thứ ba, mà EU kỳ vọng ​​sẽ gây rất nhi..

Pierre Andurand dự báo nhu cầu dầu tăng cao bất ngờ

Theo một nhà quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng Pierre Andurand cho biết trên Twitter hôm thứ Sáu, nhu cầu dầu toàn cầu có nhiều khả năng sẽ tăng bất ngờ ngay cả trong một nền kinh tế rất yếu.
Do các đợt phong tỏa liên quan đến COVID, nhu cầu đã ở xu hư..