OPEC đưa ra thông điệp tối hậu thư với Nga về vấn đề cắt giảm sản xuất

 

OPEC đã đề xuất thực hiện cắt giảm sản lượng đáng kể để chống lại sự trượt giá, mặc dù Nga vẫn chưa đồng ý ký kết.

Hôm thứ Năm, OPEC đã họp tại Vienna và công bố đề xuất cắt giảm bổ sung 1,5 triệu thùng mỗi ngày. Ý tưởng kêu gọi OPEC tự cắt giảm 1 triệu thung ngày và cắt giảm 0,5 triệu thùng/ngày ngoài OPEC. Tuy nhiên, đến thứ Năm, Moscow vẫn chưa ký vào thỏa thuận.

“Sự bùng nổ COVID-19 đã có tác động bất lợi đáng kể đến dự báo kinh tế và nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu trong năm 2020, đặc biệt là trong quý một và quý hai,” OPEC nói trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm. “Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 hiện được dự báo là 0,48 triệu thùng/ngày, giảm từ 1,1 triệu thùng/ngày hồi tháng 12 năm 2019. Ngoài ra, tình huống chưa từng có này và động lực thị trường luôn thay đổi, có nghĩa là rủi ro đang lệch về phía giảm giá.”

Ước tính nhu cầu của OPEC hiện chỉ bằng một nửa so với ba tháng trước và thậm chí con số tăng trưởng 0,48 triệu thùng/ngày có vẻ hơi lạc quan. Goldman Sachs, trong số các nhà phân tích khác, thực sự thấy nhu cầu dầu chuyển sang âm trong năm nay.

Có một chút bất thường khi OPEC công khai đề xuất mà không có thỏa thuận trong tay. Chắc chắn rằng, sự lan truyền tin đồn về quy mô cắt giảm và chính trị nội bộ là sự kiện diễn ra thường xuyên tại mỗi cuộc họp ở Vienna, nhưng một đề xuất chính thức trước khi phê duyệt là rất hiếm.

Động thái này có khả năng là để gây áp lực buộc Nga phải đồng ý, nhưng Moscow đã hoài nghi về việc cắt giảm bổ sung trong một thời gian khá dài. Và chỉ vài ngày trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng đất nước của ông ít nhiều hài lòng với giá dầu hiện tại, lưu ý rằng ngân sách Nga có tính đến khả năng giá dầu thấp.

Tuy nhiên, thật khó để tưởng tượng Nga rời khỏi thỏa thuận này. Có lẽ nước này sẽ yêu cầu một mức giảm vừa phải trong phần của Moscow, và nó có thể cung cấp một chút thúc đẩy cho giá dầu. Quan trọng hơn, một kết quả không có thỏa thuận gần như chắc chắn sẽ dẫn đến một đợt bán tháo mạnh trong dầu thô. Các đặt cược vẫn có vẻ là Nga sẽ đồng ý.

Chính trong bối cảnh đó, OPEC đã chơi trò may rủi bằng cách công khai đề xuất cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày – một mức cắt giảm lớn hơn mức Ủy ban Kỹ thuật Chung của OPEC khuyến nghị gần đây – một nỗ lực, có lẽ, để gây áp lực buộc Nga phải tham gia.

Đưa ra tối hậu thư rõ ràng, Bộ trưởng dầu mỏ Iran, Bijan Namdar Zanganeh nói với các phóng viên rằng nếu Nga không ký, “thì sẽ không có thỏa thuận nào.”

Nhưng đó có thể là một mối đe dọa suông. OPEC đã có dấu hiệu quyết tâm cắt giảm ngay cả khi không có Nga. Áp lực lên ngân sách chính phủ từ giá dầu thấp là quá lớn.

Tuy nhiên, một số người nhìn thấy một cơ hội nhỏ rằng Saudis sẽ không lừa phỉnh, và có thể bỏ đi nếu Nga không tham gia. “OPEC sẽ thực hiện việc cắt giảm bổ sung với điều kiện Nga tham gia. Điều mà Moscow có lẽ đang đánh giá thấp là Saudi Arabia có thể sẵn sàng bỏ đi nếu không nhận được câu trả lời tích cực,” .” Amrita Sen, giám đốc phân tích dầu khí tại công ty tư vấn Energy Aspects Ltd., nói.

Về phần mình, Nga nhìn thấy đá phiến của Mỹ đang trong tình huống gặp rất nhiều khó khăn, với sự căng thẳng tài chính ngày càng sâu sắc đối với các công ty cỡ nhỏ và vừa. Tăng trưởng sản xuất dầu của Mỹ đã chậm lại đáng kể trong những tuần và tháng gần đây, và nếu WTI duy trì dưới 50 đô la trong một thời gian dài, sản lượng sẽ đạt đỉnh và thậm chí có thể giảm.

Ngay cả khi OPEC thành công để một lần nữa tiếp tục hợp tác và đồng ý cắt giảm sâu hơn, thì tác động đến nền kinh tế và nhu cầu dầu từ coronavirus là rất nghiêm trọng.

“Khi tồn kho toàn cầu tăng lên, cuộc họp OPEC đang diễn ra khó có thể dẫn đến việc cắt giảm đủ để cân bằng thị trường, theo tất cả các kịch bản của chúng tôi,” theo Rystad Energy.

Đáng chú ý, báo cáo đó đã được xuất bản vào ngày 11 tháng 2. Đó là trước khi coronavirus thực sự lan ra ngoài biên giới Trung Quốc, trước khi nó càn quét qua Trung Đông, Châu Âu và vào Mỹ. Đó là trước khi Cục Dự trữ Liên bang FED hoảng loạn và giảm lãi suất 50 điểm cơ bản. Và đó là trước khi các nhà phân tích bắt đầu dự báo tăng trưởng nhu cầu âm cho năm 2020.

Có hoặc không có đợt cắt giảm OPEC khác, thì thị trường dầu vẫn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tập đoàn dầu khí đạt lợi nhuận 5.100 tỉ đồng trong quý 1

Tập đoàn dầu khí VN (PVN) công bố 3 tháng đầu năm nay, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều hoàn thành vượt mức từ 4 – 16% kế hoạch. 
Cụ thể, tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 6,..

Tại sao sự bùng nổ đá phiến của Trung Quốc đang gặp khó?

Một vài năm trước đây, đã có rất nhiều cuộc nói chuyện về một cuộc cách mạng đá phiến của Trung Quốc khi nhu cầu phát triển nhanh chóng về khí tự nhiên của nước này đ

Giá dầu sụt giảm trước những nghi ngại về thỏa thuận cắt giảm sản lượng

Đêm 27/11, giá dầu thô WTI đã giảm 1,3% và giá dầu Brent Biển Bắc mất 0,2% trong bối cảnh các công ty năng lượng Mỹ đang đẩy mạnh khai thác, nhằm hưởng lợi từ giá dầu cao.
Ảnh minh..

TT dầu TG ngày 25/6: Giá dầu Brent giàm 2% do dự kiến sản lượng tăng

 
Giá dầu thô Brent giảm hơn 2% trong đầu phiên giao dịch hôm nay do các thương nhân tính tới sự gia tăng sản lượng dự kiến mà OPEC đã đồng ý tại cuộc họp ở Vienna ngày 22..