OPEC không thể bù đắp nguồn cung dầu của Nga

Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo cho biết các nước khai thác dầu mỏ không có khả năng thay thế lượng dầu xuất khẩu hơn 7 triệu thùng/ngày của Nga.

Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban kỹ thuật hỗn hợp chung của OPEC và các nước đồng minh, còn được gọi là OPEC hôm 4/5, Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo cho rằng các nước khai thác dầu mỏ sẽ không thể thay thế nguồn cung dầu mỏ của Nga trên thị trường.

Theo Tổng thư ký OPEC, các nhà sản xuất dầu mỏ khác hiện thiếu năng lực bổ sung để thay thế nguồn cung của Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.  “Đương nhiên lượng dầu xuất khẩu hơn 7 triệu thùng/ngày của Nga không thể được thay thế bằng các nguồn khác. Đơn giản là không có khả năng”- Reuters dẫn phát biểu của ông Barkindo tại cuộc họp.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường “vàng đen”, OPEC dự báo ​​cung sẽ vượt cầu 1,9 triệu thùng/ngày trong năm 2022, cao hơn 600.000 thùng ngày so với dự báo trước đó. Theo báo cáo của OPEC , ​​nhu cầu dầu thế giới trong năm nay dự kiến sẽ tăng thêm 3,67 triệu thùng/ngày, giảm 480.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Theo hãng tin Tass, nguồn tin từ OPEC tiết lộ, nhiều khả năng việc đánh giá tác động của kế hoạch cấm vận của EU đối với dầu mỏ Nga sẽ không được thảo luận tại cuộc họp cấp bộ trưởng năng lượng OPEC vào ngày 5/5.

Theo kế hoạch, các bộ trưởng Năng lượng OPEC sẽ có cuộc họp trực tuyến để thảo luận về chính sách dầu mỏ trong ngày hôm nay (5/5).

Nhóm OPEC đang thực hiện kế hoạch tăng dần sản lượng sau khi cắt giảm kỷ lục gần 10 triệu thùng dầu/ngày do tác động của đại dịch Covid-19. Theo một thỏa thuận đạt được vào tháng 7/2021, OPEC nhất trí tăng dần sản lượng khoảng 432.000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến cuối tháng 9/2022. Trong cuộc họp chính sách tháng 4, OPEC đã nhất trí tiếp tục duy trì kế hoạch tăng sản lượng đã được thống nhất trong tháng 5.

Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố đề xuất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga, theo đó sẽ cấm theo từng giai đoạn đối với tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu của Nga vào Liên minh châu Âu (EU). Theo bà von der Leyen, việc từ chối dầu mỏ của Nga sẽ diễn ra từng bước cho tới cuối năm nay.

Nguồn tin: Kinh tế

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu hôm nay (12/4) lập đỉnh 3 năm do căng thẳng tại Syria ngày càng ‘nóng’ lên

Giá dầu hôm nay (12/4) tăng vọt lên cao nhất trong hơn 3 năm do căng thẳng tại Trung Đông ngày càng ‘nóng’ lên và Tổng thống Donald Trump cho biết khả năng can thiệp quân sự..

Gia tăng căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và châu Á là “nguy cơ chủ chốt cho giá dầu trong năm 2018” | Hoanghungpetro.com.vn

Theo một nghiên cứu mới, căng thẳng địa chính trị đang gia tăng ở Trung Đông và châu Á có thể có tầm hưởng lớn đến giá dầu trong năm 2018.
Thị trường dầu mỏ đang được hỗ trợ tốt trong thời ..

Giá dầu lần đầu vượt ngưỡng 70 USD/thùng kể từ năm 2014

Căng thẳng liên quan đến Iran và Venezuela đẩy giá dầu tương lai lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. 
Giá dầu WTI giao tương lai tăng 46 cent, tương đương 0,7%, lên 70,18 USD/thùng l

Áp giá trần cho dầu Nga của G7: Nói dễ hơn làm

Ý tưởng áp giá trần đối với xuất khẩu dầu của Nga để duy trì dòng chảy dầu nhưng làm giảm doanh thu của Điện Kremlin thoạt nghe có vẻ khá kỳ lạ – nhưng ý tưởng này đã xuất hiện được vài tuần nay.
Nó vừa nhận được một cú hích lớn tại cuộc họp G7 bắ..