OPEC: Lượng dầu dư thừa trên thế giới đã được tiêu thu gần hết

 

Thị trường dầu mỏ đã được củng cố trong tháng 4 bởi các vấn đề địa chính trị mới, tồn kho giảm và nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ.
→Nhiệm vụ giải cứu thị trường dầu của OPEC đã hoàn thành?

Chỉ ba năm trước, giá dầu đã rơi tự do. Được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nhanh chóng sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ và việc Ả Rập Saudi tiếp tục duy trì sản lượng sản xuất cao, giá của một thùng dầu giảm gần 2/3 năm 2014-15. Sau khi chạm đáy vào khoảng 30, xu hướng này đã đảo chiều. Ở mức 78USD, một thùng dầu thô Brent hiện nay đã tăng giá gần 3 lần so với mức thấp nhất trong năm 2016.

Cả cung và cầu dầu đều cho thấy sự phục hồi ổn định về giá cả. Nền kinh tế toàn cầu nói chung phục hồi mạnh mẽ đã làm tăng nhu cầu năng lượng. Trong năm 2017, tiêu thụ dầu toàn cầu đã tăng 1,6%, các nền kinh tế phương Tây và Trung Quốc chiếm phần lớn nhu cầu tăng thêm này.

Và khi thế giới bắt đầu tiêu thu nhiều dầu hơn, nguồn cung đang giảm dần. Vào đầu năm 2017, OPEC và các quốc gia không thuộc OPEC do Nga dẫn đầu, đã thực hiện một sự cắt giảm trong sản xuất gần như đã xóa hoàn toàn lượng dầu mỏ toàn cầu. Liên minh OPEC ban đầu dự định chỉ thực hiện cắt giảm trong một thời gian ngắn, nhưng họ lại gia hạn thỏa thuận thêm 1 năm vào tháng 11.2017 khi giá dầu đang tăng lên.

Các thành viên vốn thường không tuân thủ thỏa thuận của OPEC thậm chí còn làm hơn những gì khối này kì vọng: tính đến tháng trước, họ đã cắt giảm sản lượng của họ nhiều hơn 63% so với những gì họ đã hứa, theo Ngân hàng Thế giới. Việc cắt giảm lớn nhất đến từ Venezuela, nơi mà sau nhiều năm quản lý kém hiệu quả, sản lượng dầu của đất nước này đã giảm hơn nửa triệu thùng mỗi ngày trong năm qua.

Vào hôm 14.5, OPEC trích dẫn một báo cáo của tổ chức này cho biết lượng tồn kho dầu dư thừa toàn cầu gần như bị loại bỏ nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng do OPEC dẫn đầu và do nhu cầu toàn cầu tăng.

Báo cáo của OPEC cho biết hàng tồn kho dầu tại các nước công nghiệp OECD tháng 3 giảm xuống chỉ còn hơn mức trung bình 5 năm 9 triệu thùng, giảm từ 340 triệu thùng so với mức trung bình tháng 1/2017.

“Thị trường dầu mỏ đã được củng cố trong tháng 4 bởi các vấn đề địa chính trị mới, tồn kho giảm và nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ,” OPEC cho biết trong báo cáo của mình.

Sự gia tăng căng thẳng chính trị ở Trung Đông đã khiến giá tăng lên trong tháng vừa qua. Vào ngày 8.5, ông Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với đất nước. Iran hiện đang xuất khẩu khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 3% lượng tiêu thụ toàn cầu. Những hạn chế mới có thể cắt giảm con số này lên đến 1 triệu thùng/ngày nếu Mỹ thành công trong việc buộc tuân thủ quốc tế với chính sách mới của mình.

Sau nhiều năm thúc đẩy giá dầu, các nước sản xuất sẽ phải bàn bạc xem liệu có nên đặt cho giá dầu một giới hạn không. Điều đó có thể gây ra mâu thuẫn trong liên minh của OPEC. Hiện tại, Saudi Arabia có thể sản xuất thêm 2 triệu thùng dầu/ngày, nhưng hành động này có nghĩa là thành viên khác trong khối sẽ bị mất đi thị phần.

Trong khi đó, dầu đá phiến ở Mỹ đã phản ứng với mức giá tăng cao: tuần trước mười giàn khoan dầu mới đã được triển khai ở Mỹ, nâng tổng số giàn khoan tại Mỹ lên mức cao nhất trong hơn ba năm. Và dường như là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ chưa muốn dừng lại.

Nguồn tin: nhipcaudautu.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Liệu các nhà sản xuất đá phiến có thể khiến giá dầu ở mức thấp hơn?

Giá dầu tăng mạnh hôm thứ Hai và đầu phiên thứ ba với tin tức cho hay rằng đường ống dẫn dầu ở Biển Bắc đã bị hư hỏng đáng kể. 450.000 thùng dầu mỗi ngày sẽ bị đóng lại trong vài tuầ..

Dầu ngọt nặng đang hướng tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung

‘IMO 2020’ sẽ đánh dấu khởi đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường xăng dầu toàn cầu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) – cơ quan quản lý thị trường vận tải toàn cầ..

Nhu cầu dầu tháng 11 của Trung Quốc vượt lên mức cao thứ nhì

Theo một phân tích số liệu chính phủ Trung Quốc bởi S

Mỹ tính phương án cấm nhập khẩu dầu thô từ Venezuela | Hoanghungpetro.com.vn

“Rõ ràng là việc cấm vận dầu thô, hoặc cấm bán dầu Venezuela đến Mỹ là chuyện chúng tôi đang cân nhắc” – Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson c..