Hôm thứ Hai, OPEC đã điều chỉnh tăng dự báo cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm nay, nhưng lưu ý rằng các lệnh trừng phạt, thuế quan và việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ làm gia tăng sự không chắc chắn về đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng được theo dõi chặt chẽ của OPEC hôm 14/5, OPEC đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu thêm 25.000 thùng/ngày so với báo cáo tháng 4, lên 1,65 triệu thùng/ngày. Việc điều chỉnh này chủ yếu là do kết quả của dữ liệu OECD không thay đổi trong quý đầu tiên của năm 2018. Dữ liệu tốt hơn dự kiến từ châu Á, trong đó có Ấn Độ và Mỹ Latinh, cũng đã thúc đẩy OPEC điều chỉnh nâng tăng trưởng nhu cầu dầu ở các nước không thuộc OECD lên cao hơn. Trung Quốc được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay, tiếp theo là các nước châu Á khác và châu Mỹ thuộc OECD, OPEC cho biết.
Về phía nguồn cung dầu ngoài OPEC, cartel đã điều chỉnh dự báo tăng nhẹ so với đánh giá của tháng trước, thêm 10.000 thùng/ngày và hiện giờ dự kiến tăng trưởng cung ngoài OPEC ở mức 1,72 triệu thùng/năm vào năm 2018.
Tuy nhiên, khi thảo luận về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, OPEc đã chỉ ra rằng “những lo ngại về khả năng gián đoạn đã gia tăng”, viện dẫn các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với Nga, việc đánh thuế lên các sản phẩm của Trung Quốc kết hợp với các yêu cầu quan trọng trong bởi Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, thuế của Mỹ đối với thép và nhôm, các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ kéo dài (NAFTA), và việc Mỹ rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) với Iran.
“Tóm lại, đà tăng trưởng toàn cầu dường như được thiết lập tốt trong ngắn hạn, và điểm yếu gần đây nhất, được nhìn thấy chủ yếu ở một số nền kinh tế OECD, có lẽ chỉ là tạm thời. Do đó, động lực tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi quan trọng đã cân bằng điểm yếu này, và tăng trưởng toàn cầu có thể phục hồi trong thời gian còn lại của năm do kích thích tài chính của Mỹ và sự phục hồi trong tăng trưởng của OECD. Tuy nhiên, sau một giai đoạn tăng trưởng đáng kể, những bất ổn dường như đang gia tăng, ”OPEC nói.
Một điểm nổi bật khác trong báo cáo của OPEC là tổng tồn kho dầu thương mại của OECD – thước đo hiện tại của cartel cho sự thành công của hiệp ước sản xuất – chỉ cao hơn 9 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm gần nhất, theo số liệu sơ bộ cho tháng 3 năm 2018.
Sản lượng của OPEC tăng 12.000 thùng/ngày trong tháng 4 so với tháng 3, lên mức trung bình 31,93 triệu thùng/ngày, khi Saudi Arabia tăng sản lượng thêm 46.500 thùng/ngày, theo các nguồn tin thứ cấp của OPEC. Sự gia tăng ở Arập Xêút (vẫn nằm trong hạn ngạch của nước này theo thỏa thuận), cũng như tăng nhẹ ở Algeria, Iran và Libya, bù đắp cho sự sụt giảm trong sản lượng của Venezuela và sản lượng thấp hơn ở Angola, Nigeria và Qatar.
Sản lượng dầu thô của Venezuela trong tháng 4 giảm 41.700 thùng/ngày so với tháng 3 xuống còn trung bình 1,436 triệu thùng/ngày, theo các nguồn tin thứ cấp của OPEC.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời