Opec: Saudi muốn bơm thêm dầu nhưng các thành viên khác của nhóm thì không

Khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chuẩn bị họp vào ngày 22 tháng 6, các thành viên của nó đang nhìn vào một thế giới rất khác so với chỉ vài năm trước đây.

Lượng cung dầu thừa khổng lồ – và giá đáy – đã biến mất. Nền kinh tế toàn cầu mạnh hơn, nhu cầu năng lượng nhiên liệu hóa thạch đang ở mức cao kỷ lục, và thỏa thuận hạt nhân cho phép Iran, một thành viên Opec, bắt đầu bán dầu một lần nữa đang tan vỡ. Sau khi giảm xuống mức 30 USD/thùng vào đầu năm 2016 đối với Brent, mức chuẩn toàn cầu, và West Texas Intermediate, chuẩn Mỹ, giá dầu đã tăng lên khoảng 76 USD/thùng và 67 USD/thùng tương ứng.

Nhu cầu dầu thô giờ đây vượt cung, và các thành viên Opec sẽ tranh cãi liệu có nên nâng giới hạn sản xuất 18 tháng để bình ổn giá hay không. Người ta tin rằng Saudi Arabia muốn bơm nhiều hơn, cũng như Nga, một thành viên quan trọng ngoài Opec, nhưng các thành viên Opec nghèo hơn thì chỉ muốn giá tiếp tục tăng.

Thoả thuận không bao giờ dễ dàng đối với nhóm sản xuất dầu này, nhưng những nhà quan sát thị trường dầu nói rằng ngay cả khi giới hạn được dỡ bỏ, năng lực dự phòng toàn cầu để sản xuất nhiều dầu lại giới hạn, có nghĩa là lần đầu tiên trong nhiều năm, thị trường dầu mỏ có thể bị định đoạt bởi viễn cảnh cú sốc nguồn cung hoặc căng thẳng địa chính trị khuấy động giá cả.

Sau giai đoạn tuân thủ đáng ngạc nhiên của các thành viên Opec để duy trì hạn chế, nhiều dầu hơn sẽ đến thị trường. Đó là lý do tại sao giá Brent và WTI thoái lui từ mức cao nhất vào khoảng 80 USD và 73 USD, theo nhà phân tích Scott Roberts của Invesco Fixed Income. Saudi Arabia và Nga cho biết họ họ đã sẵn sáng bơm nhiều hơn trước đây, kiềm chế đà tăng giá gần đây.

 Những thông báo đó cho thấy Opec có thể nghiêng về đâu, Roberts cho biết, nhưng các câu chuyện của nhóm này thì phức tạp. Các thành viên Opec có thể bị chọc tức rằng có vẻ như Mỹ và Saudi Arabia đã thảo luận về chính sách trước cuộc họp. Trump phàn nàn ít nhất hai lần, vào ngày 20 tháng 4, và sau đó một lần nữa vào ngày 13 tháng 6, về giá dầu.

Với sản lượng tăng của Saudi trong tháng 5, có vẻ giống như Saudi đang trả lời cho tweet của Trump.

Roberts cho biết Opec có thể tăng sản lượng thêm khoảng một triệu thùng một ngày một cách khá nhanh chóng, nhưng một số nước Opec có vấn đề. Sản xuất của Venezuela tiếp tục giảm; không thể biết sản xuất bị mất vì bị trừng phạt của Iran là bao nhiêu; và sản xuất của Angola, Libya và Nigeria cũng bị chựng lại. Và một số thành viên Opec muốn giá tăng cao hơn để giúp họ đáp ứng ngân sách của đất nước. Do đó, có những giới hạn về lượng dầu bổ sung mà nhóm có thể được yêu cầu cung cấp.

Các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ có thể tăng cung để đáp ứng bất kỳ nguồn thiếu hụt cung cấp nào, nhưng Roberts và Phil Flynn, nhà phân tích năng lượng cao cấp tại Price Futures Group, cho biết rằng phải cần một khoảng thời gian để tăng sản lượng do tính chất khai thác đá phiến. Roberts cho biết sản lượng từ Permian Baisn, mỏ đá phiến sét lớn nhất, đang bị hạn chế do tắc nghẽn cơ sở hạ tầng để vận chuyển dầu tới các nhà máy lọc dầu.

Rob Thummel, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Tortoise Capital, tập trung vào thị trường năng lượng, cho biết những nút thắt này có thể kéo dài thêm 18 tháng nữa, một khía cạnh khác mà các thành viên của Opec có thể sẽ xem xét tại cuộc họp.

Điều mà Opec không muốn làm là làm tổn thương nhu cầu tiêu thụ, Thummel nói. Sự sụt giảm đáng kể trong kho dự trữ dầu của Mỹ và toàn cầu cho thấy nhu cầu tiêu dùng ở mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi giá dầu thấp hơn và hiện giờ là một nền kinh tế toàn cầu mạnh hơn, Roberts và Michael Cohen, nhà phân tích tại Barclays cho biết. Trong nửa cuối năm nay, nhu cầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng với mùa lái xe cao điểm hè, Thummel nói.

Roberts cho biết 4 USD một gallon trên cơ sở bán lẻ “là một điểm tâm lý khiến mọi người suy nghĩ”.

Với nhu cầu hiện đang vượt cung, nó khiến thị trường trong một tình huống đã không diễn ra trong một khoảng thời gian: dễ bị cú sốc giá. Mặc dù thị trường có lẽ sẽ không xem xét lại những biến động giá khổng lồ từ năm ngoái vì Mỹ hiện giờ là một nhà sản xuất lớn như vậy, Thummel nói, đó vẫn là một khả năng.

Flynn cho biết các thị trường thực sự chưa sẵn sàng cho các tác động tiềm ẩn của các mối đe dọa địa chính trị hoặc gián đoạn sả xuất. “Nếu bạn nhìn vào việc thiếu công suất dự phòng từ Opec và bạn so sánh nó với nhu cầu, không có chỗ cho sai lầm. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có một cơn bão khác, ”ông nói, đề cập đến cơn bão Harvey, đã làm gián đoạn công suất nhà máy lọc dầu ở Houston và đẩy giá xăng tăng cao trong một khoảng thời gian vào mùa thu năm ngoái.

Cohen cho biết thị trường đã định giá theo một khoảng tăng cung- khoảng 700.000 đến 800.000 thùng mỗi ngày. Nếu có sự thiếu đồng thuận về sản lượng tăng, đó có thể là dấu hiệu tăng giá và đẩy giá Brent lên mức trung bình khoảng 80 đến 85 đô la trong năm, cao hơn mức hiện tại.

Có một yếu tố khác để xem xét, Roberts nói, và đó là đô la Mỹ. Một đồng bạc xanh mạnh hơn gây sức ép lên dầu vì hàng hóa này được tính bằng đô la. Điều đó có thể duy trì một giới hạn lên giá và giới hạn số tiền mà Opec kiếm được ở mức sản xuất cao hơn.

“Một đồng đô la mạnh làm tổn thương Opec, không nghi ngờ gì về điều này,” Roberts nói.

Nguồn: xangdau.net/The Guardian

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu chiều 21/6: Giá xăng tăng từ 190 – 500 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa tăng giá bán lẻ xăng dầu hôm nay (21/6). Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 190 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 500 đồng/lít.
Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong ..

Xăng A95 vẫn được người dùng thích hơn xăng sinh học E5

Hiện chỉ có Công ty TNHH Tùng Lâm là nhà cung cấp ethanol E100 cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để phối trộn xăng E5  
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong ..

Trung Quốc có thể tác động tới giá LNG như thế nào? | Hoanghungpetro.com.vn

Trung Quốc, năm ngoái đã trở thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới, đã nhập khẩu ít hơn rất nhiều trong năm nay. Nhập khẩu đã giảm tới 20% trong bối cảnh giá cả tăng vọt trong nửa đầu năm và người mua vẫn đang không mu..

TT dầu TG ngày 26/6: Giá tăng do tình trạng xuất khẩu dầu thô của Libya không rõ ràng

 
Giá dầu tăng do tình trạng không rõ ràng về xuất khẩu dầu mỏ của Libya, mặc dù kế hoạch tăng sản lượng của OPEC tiếp tục hạn chế chiều tăng.
Dầu thô Brent kỳ hạn, chuẩn quốc tế của giá ..