OPEC sẽ phản ứng thế nào với sản xuất đá phiến tăng vọt?

OPEC cuối cùng đã thừa nhận điều mà mọi người đã kết luận một thời gian trước đây: sản lượng đá phiến Mỹ đang tăng vọt.

Trong Báo cáo Thị trường Dầu Tháng 3 của mình, OPEC đã điều chỉnh tăng dự báo cho nguồn cung ngoài OPEC trong năm 2018 lên thêm 280.000 thùng/ngày, một điều chỉnh lớn. Mức đó tương đương với tốc độ tăng trưởng so với năm trước 1,66 triệu thùng mỗi ngày.

Nhóm này đã diễn tả sự thay đổi trong thuật ngữ kỹ thuật khoan, với lưu ý rằng “việc điều chỉnh tăng chủ yếu là do sản lượng cao hơn kỳ vọng 360 ngàn thùng/ngày trong quý 1 năm 2008 ở OECD (châu Mỹ và châu Âu), FSU và Trung Quốc”. nhưng đừng nhầm lẫn, OPEC đang thừa nhận rằng đá phiến của Mỹ đang gia tăng, điều này làm phức tạp các tính toán của cartel cho sự tái cân bằng thị trường dầu mỏ.

Quan trọng là, dự báo này bây giờ thừa nhận rằng nguồn cung dầu sẽ vượt nhu cầu trong năm nay, một kết luận mà IEA đã dự đoán trong vài tháng.

Xu hướng này đang gây lo ngại cho OPEC. Ảnh hưởng của việc cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày (cộng thêm gần 0,6 triệu thùng/ngày từ Nga và các đối tác nhỏ khác) ít có hiệu quả vào đầu năm 2017, có thể là do sự gia tăng sản xuất và xuất khẩu ngay trước khi thực hiện thỏa thuận này.

Tuy nhiên, khi năm 2017 trôi qua, việc cắt giảm bắt đầu thực sự có tác dụng. Các kho dự trữ giảm vào cuối năm ngoái, làm thắt chặt thị trường và thúc giá dầu tăng. Một số nhà phân tích thậm chí còn dự đoán rằng thị trường dầu có thể đã tái cân bằng.

Tuy nhiên, IEA là một người phá đám, dự đoán vào đầu năm 2018 rằng mặc dù tăng giá, nhưng tồn kho sẽ bắt đầu leo ​​thang trở lại trong nửa đầu năm nay. Vào tháng 1, các nhà buôn bán dầu đã thờ ơ trước nhận định bi quan này, đẩy Brent lên tới 70USD. Từ đó, đà phục hồi chững lại, và đá phiến Mỹ bắt đầu cất cánh trở lại, khiến giá đi xuống.

Trong những tuần tiếp theo, những dự báo về tăng trưởng đá phiến Mỹ đã tăng lên nhanh chóng và những đợt tăng mạnh được dự báo trong sản lượng khai thác từ đá phiến đã chuyển thành kỳ vọng về một làn sóng nguồn cung mới sẽ thúc đẩy sản lượng của Mỹ lên hơn 11 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay. Hầu hết các nhà phân tích đã theo gót IEA và đưa ra quan điểm của riêng họ về việc đá phiến Mỹ sẽ tăng trưởng như thế nào.

OPEC chỉ mới vừa thừa nhận sự thật này. Bây giờ OPEC cho biết nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng thêm 1,6 triệu thùng/ngày trong năm nay, con số này sẽ được đáp ứng dư dả bởi lượng cung toàn cầu tăng 1,66 triệu thùng/ngày. Xét cho cùng, điều này có nghĩa là cần ít sản lượng từ OPEC hơn. Nhóm này đã điều chỉnh giảm nhu cầu sản lượng của mình xuống 200.000 thùng/ngày cho năm 2018.

Điều này làm cho mọi chuyện trở nên phức tạp đối với OPEC, nhưng hiện tại, nhóm sẽ tiếp tục tham gia. Báo cáo của OPEC cho thấy sự sụt giảm mạnh của hàng tồn kho kể từ năm ngoái. OPEC cho biết: “Cần lưu ý rằng tồn kho đã giảm 289 triệu thùng từ tháng 1 năm 2017”. Trữ lượng dầu thô của OECD chỉ cao hơn 74 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, trong khi các kho dự trữ sản phẩm tinh chế thực sự ít hơn 24 triệu thùng so với chỉ tiêu theo mùa. Điều này cho thấy cắt giảm của OPEC đã có một tác động rất lớn.

Tuy nhiên, như dự đoán, tồn kho đã bắt đầu tăng trở lại. OPEC ghi nhận mức tăng 13,7 triệu thùng trong tháng 1, lần tăng đầu tiên trong 5 tháng. Nếu tồn kho tiếp tục tăng, thậm chí với một tốc độ chậm, thì mục tiêu đưa tồn kho trở lại mức trung bình 5 năm sẽ vẫn khó nắm bắt. Trong khi đá phiến Mỹ đang tăng mạnh, lấy mất thị phần của OPEC.

Dù có đồn đoán về ý định cho giải pháp của các thành viên OPEC liên quan tới vấn đề giới hạn sản xuất, nhưng phản ứng nhanh hơn có thể dưới hình thức thay đổi số liệu tổng thể được sử dụng để xác định sự thành công. Reuters đưa tin rằng Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út Khalid al-Falih đang xem xét các phép đo khác có thể dẫn dắt cắt giảm OPEC, chẳng hạn như tồn kho không thuộc OECD, kho chứa nổi và dầu đang vận chuyển. Vấn đề là tồn kho của OECD luôn là thước đo chính xác bởi vì nó cung cấp dữ liệu có sẵn tốt nhất. Dữ liệu về trữ lượng dầu ở các nước không thuộc OECD là rất phức tạp và không rõ ràng.

Một thước đo khác trông có vẻ hứa hẹn hơn: ngày của hợp đồng tương lai. Biện pháp này đo lượng dầu trong kho liên quan với bao nhiêu ngày mà nguồn cung có thể còn ở lại. Bởi vì nhu cầu đã tăng đáng kể trong vài năm qua, nên thế giới cần nhiều dầu trong kho hơn trước đây.

Chẳng hạn, tồn kho thương mại của OECD đáp ứng được 60 ngày cho nhu cầu toàn cầu trong tháng 1, thực tế là thấp hơn 5,3 ngày so với cùng kỳ năm trước. Quan trọng là, nó thấp hơn 0.6 ngày mức trung bình 5 năm – nói cách khác, thị trường dầu mỏ được cân bằng theo phương pháp đo lường này.

Không rõ là điều này sẽ ảnh hưởng tới việc ra quyết định của OPEC như thế nào; Đá phiến của Mỹ vẫn đang tăng mạnh, làm hạn chế giá dầu, bất kể số liệu OPEC muốn sử dụng. Nếu OPEC tuyên bố chiến thắng và trở lại sản xuất hoàn toàn, giá dầu có thể sẽ rớt mạnh. “OPEC và Nga có lẽ sẽ tốt hơn khi phát tín hiệu “mở van” dần dần”, các nhà phân tích tại Bank of America-Merrill Lynch cho biết.

Thật vậy, việc thừa nhận rằng đá phiến Mỹ đang tăng trưởng nhiều hơn dự kiến có thể đồng nghĩa OPEC nhận ra mình cần phải duy trì việc cắt giảm lâu hơn kế hoạch.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 13/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 13/6/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 13/6.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 13/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 13/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức ..

Tăng thuế môi trường với xăng dầu: Bước đi thận trọng

Chính phủ đã chính thức trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Nghị quyết về Biểu thuế Bảo vệ môi trường (BVMT). Trong đó, một nội dung được dư luận quan tâm là việc tăng thuế xăng dầu.

Nỗ lực của Trump để cắt giảm dầu của Iran phụ thuộc vào nguồn cung Saudi

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Saudi Arabia hỗ trợ các tuyến đầu của cuộc chiến kinh tế chống lại Iran.
Trong khi Mỹ thúc giục các đồng minh ngừng tất cả các giao dịch thu mua dầu thô của Iran v

Thị trường dầu mỏ sẽ tiến gần tới cân bằng vào cuối năm 2018

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định nguồn cung dầu trên toàn cầu có thể tăng nhanh hơn nhu cầu đối với dầu mỏ trong đầu năm 2018, nhưng thị trường có thể sẽ cân bằng vào cuối năm tới. 
Trạm bơm t..