OPEC tiến gần thỏa thuận nâng sản lượng, giá dầu quay đầu giảm

Giá dầu thế giới đóng cửa giảm mạnh hôm thứ Năm khi OPEC và các nước đồng minh dường như đạt được thỏa thuận tăng sản lượng trước thềm cuộc họp tại Vienna vào cuối tuần này.  

Ảnh minh họa.

Giá dầu Brent giao tháng 8 giảm 1,69 USD, tương ứng 2,3%, xuống 73,05 USD/thùng tại sàn giao dịch London. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của loại dầu này kể từ 17/4, theo số liệu của WSJ Market Data Group.

Trong khi đó, giá dầu thô Mỹ giảm 17 cent, tương ứng 0,3%, xuống 65,54 USD/thùng tại thị trường New York, dù trong phiên có lục đạt 66 USD/thùng.

Giá dầu Mỹ giảm nhẹ hơn do hôm thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô của nước này giảm đến 5,9 triệu thùng trong tuần trước, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1.

Đại diện của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và một số nước phi thành viên do Nga dẫn đầu đang nhóm họp tại Vienna, Áo để bàn thảo tương lai thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước này. Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ tháng 1/2017 và dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Saudi Arabia và Nga – nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới – đang vận động tăng khai thác dầu tại cuộc họp diễn ra vào thứ Sáu. Trong khi đó, Iran là nước lên tiếng phản đối mạnh kế hoạch này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cuối ngày thứ Tư ra chỉ báo ông sẽ chấp thuận để sản lượng tăng nhẹ. Đây là động thái mở đường cho OPEC đạt thỏa thuận chung để tăng sản lượng.

Trong những tháng gần đây có nhiều lời kêu gọi nới lỏng trần sản lượng trong bối cảnh sản lượng của các nước tham gia thỏa thuận giảm mạnh hơn dự kiến, nhất là Venezuela. Nỗi lo xuất khẩu dầu của Iran giảm do Mỹ chuẩn bị tái áp đặt lệnh cấm vẫn cũng gây lo ngại nguồn cung bị thiếu hụt, điều này giúp giá dầu tăng 50% trong vòng 1 năm qua.

Nga đề xuất tăng sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày, nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng điều này khó có khả năng xảy ra do Iran phản đối mạnh. Ban đầu các nước đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày so với mức cuối năm 2016.

Robbie Fraser, chuyên gia phân tích hàng hóa tại Schneider Electric, nhận định nhiều khả năng các nước sẽ đồng ý tăng sản lượng thêm 600.000 đến 1 triệu thùng/ngày. Tuy vậy, sẽ không có nhiều thay đổi về tổng sản lượng nếu xét đến lượng khai thác giảm ở Iran và Venezuela.

Nguồn tin: bizlive.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Năm 2019 sẽ là một năm đầy biến động đối với dầu

Giá dầu đã phục hồi trong tuần sau thỏa thuận OPEC , và IEA nói rằng thỏa thuận này có lẽ ít nhất đã đặt ra một mức giá sàn. Tuy nhiên, sự biến động khó mà mất..

PVN: Khoan và dịch vụ Dầu khí (PVD) lỗ nặng, nhiều DN sụt giảm mạnh lợi nhuận

      Trong số các đơn vị thuộc PVN, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) là đơn vị có kết quả kinh doanh yếu nhất với khoản lỗ kỷ lục 201 tỷ đồng.
Theo báo cáo kết quả k..

Thị trường dầu mỏ khó yên với chiến tranh thương mại

Dường như điều duy nhất hiện tại có thể tác động lớn tới giá dầu là cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Vào thời điểm giá dầu trượt dốc thẳng đứng khi Tổng thống Mỹ Donald T..

Saigon Petro kiến nghị cho sử dụng xăng A92 trở lại

Theo kiến nghị của Saigon Petro, tuy cả nước đồng loạt bỏ kinh doanh xăng A92 từ đầu năm nay, sản lượng E5 có tăng song tỷ trọng còn rất thấp. 
Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) vừ..