OPEC tiếp tục đối mặt vấn đề nguồn cung thừa từ các nhà sản xuất mới

Không có nhà sản xuất nào được hưởng lợi từ giá dầu thấp. Nhưng những hành động của OPEC trong những năm gần đây cho thấy nhóm cần giá cao hơn so với những người đồng nghiệp ngoài OPEC của họ. Và điều đó cũng có nghãi là OPEC buộc sẽ cắt giảm hơn nữa khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào ngày 31 tháng 3. Hoặc đó là đợt thoái lui đáng kể trong giá dầu.

Tăng trưởng trong sản xuất dầu của Mỹ có thể đã bắt đầu chậm lại, nhưng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vô cùng lầm tưởng nếu họ nghĩ rằng nhóm sẽ sớm từ bỏ cuộc chơi cắt giảm nguồn cung.

Trong khi đá phiến của Mỹ chịu trách nhiệm lớn cho sự tăng trưởng nhanh chóng của nguồn cung ngoài OPEC trong năm năm qua, các nhà sản xuất khác ngoài nhóm, chủ yếu là Brazil, Na Uy, Guyana và thậm chí Canada, hiện đang sẵn sàng bổ sung nguồn cung đáng kể trong năm 2020 và sau đó.

Điều đó có nghĩa là khối lượng mới từ các nhà sản xuất không thuộc OPEC đối thủ có thể bù đắp ngay cả sự suy giảm đáng kể trong tăng trưởng sản xuất dầu của Mỹ. Và điều đó có thể buộc OPEC và các đối tác của mình, đặc biệt là Nga, tiếp tục cắt giảm nguồn cung trong tương lai gần để giữ giá không sụt giảm mạnh.

Chắc chắn các nhà sản xuất Mỹ vẫn sẽ dẫn đầu trong tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC trong năm 2020, mặc dù hoạt động khoan và đầu tư trong nước chậm lại.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tại Paris ước tính tổng mức tăng trưởng sản xuất dầu của Mỹ sẽ chậm lại còn 1,1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2020. Con số đó giảm xuống từ mức 1,6 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019 và gần 2 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2018.

Đỉnh tăng trưởng đá phiến có lẽ đã đạt được, và những tỷ lệ đó từ những năm bùng nổ trong quá khứ khó có thể đạt được lần nữa. Nhưng điều đó sẽ không là lí do với OPEC nếu các nhà cung cấp ngoài OPEC khác bù đắp mức chênh lệch.

Và đó chính xác là kịch bản cho năm 2020. IEA vẫn chứng kiến ​​nguồn cung ngoài OPEC tăng 2,1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2020 – vượt xa mức tăng trưởng nhu cầu toàn cầu dự kiến ​​là 1,2 triệu thùng mỗi ngày.

Trong một khoảng thời gian dài thế giới đã tập trung hoàn toàn vào đá phiến như là cái gai chính trong phe OPEC. Nhưng Brazil, Na Uy và Guyana đang chuẩn bị mang đến thị trường những dòng dầu lớn ngoài khơi. Các khu vực sản xuất bên ngoài Mỹ sẽ cung cấp ít nhất một nửa tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC vào năm 2020, điều này gây ra những vấn đề lớn cho Saudi Arabia và các đồng minh của mình.

Công ty dầu khí nhà nước Petrobras của Brazil gần đây đã tiết lộ kế hoạch 5 năm sẽ chi 76 tỷ đô la từ năm 2020-2024 để tăng sản lượng, chủ yếu từ các kiến tạo địa chất màu mỡ “tiền muối”, khoảng gần 30% để mang đến 3,5 triệu thùng tương đương dầu một ngày vào năm 2024.

Trong khi đó, các công ty dầu khí quốc tế tiếp tục có các phát hiện mới ngoài khơi Guyana, nơi 16 phát hiện trong những năm gần đây đã thúc đẩy ước tính nguồn cung có thể phục hồi lên tới hơn 6 tỷ thùng tương đương dầu. Thành công này đưa quốc gia Nam Mỹ này đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về thăm dò dầu truyền thống, khiến nó trở thành một trong những khu vực thượng nguồn nóng nhất trên thế giới.

Sự tham gia của Guyana như một nhà sản xuất lớn cũng sắp xảy ra. Exxon Mobil tính toán Guyana là một nguồn cung đáng kể của sản xuất chi phí thấp trong tương lai và nhắm mục tiêu đẩy mạnh sản xuất tại mỏ Stabroek lên 750.000 thùng mỗi ngày vào năm 2025.

Cả Brazil và Guyana đều không phải là một nhà sản xuất chỉ thành công trong nhất thời. Tiền thực đang được đầu tư để đưa các dự trữ ngoài khơi khổng lồ này – khu vực có chi phí hòa vốn ổn định và thường dưới 40 đô la một thùng – đến thị trường trong thập kỷ tới.

Na Uy, mặt khác, là một nhà sản xuất già, nhưng trong thời gian ngắn sắp tới, sự khởi động gần đây của mỏ dầu khổng lồ Johan Sverdrup của họ sẽ góp phần vào tình trạng dư cung ngoài OPEC. Cánh đồng dầu 2,7 tỷ thùng ở Biển Bắc này dự kiến ​​sẽ sản xuất trong 50 năm, đạt công suất tối đa 660.000 thùng mỗi ngày vào năm 2022.

Tương tự như vậy, Canada là một nhà sản xuất già khác vốn ít tạo ra sự phấn khích cho nhà đầu tư hơn là Brazil, Guyana hoặc nước láng giềng sản xuất đá phiến ở phía nam. Nhưng việc nới lỏng dần dần chính sách cắt giảm của Alberta, vốn đã làm tăng giá dầu tại địa phương cho các nhà sản xuất Canada, đồng nghĩa với việc nhiều thùng dầu hơn sẽ tràn vào thị trường trong thời gian tới.

Không có gì trong số này là tin tốt cho liên minh OPEC, đang bị mắc kẹt trong một chu kỳ cắt giảm sản lượng vẫn không biết đến khi nào sẽ kết thúc.

Giá dầu Brent chuẩn toàn cầu và dầu thô Mỹ gần đây có thể tăng mạnh lần lượt vượt 65 USD và 60 USD, do sự lạc quan đối với thỏa thuận cắt giảm nguồn cung mới nhất của OPEC và thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ-Trung. Nhưng thị trường dầu vẫn sẽ thừa cung vào năm 2020 và đá phiến không còn là thủ phạm duy nhất. Thật khó có thể nhìn thấy một đợt tăng giá duy trì bền vững tại thời điểm này.

Không có nhà sản xuất nào được hưởng lợi từ giá dầu thấp, kể cả các công ty năng lượng của Mỹ. Nhưng những hành động của OPEC trong những năm gần đây cho thấy nhóm và các thành viên quốc gia dầu mỏ của nhóm cần giá cao hơn so với những người đồng nghiệp ngoài OPEC của họ. Và điều đó cho thấy OPEC buộc sẽ cắt giảm hơn nữa khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào ngày 31 tháng 3. Hoặc đó là đợt thoái lui đáng kể trong giá dầu.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bộ Công Thương đưa 3 giải pháp hạ nhiệt giá xăng, dầu

Ưu tiên tạo nguồn, tiếp tục đề xuất giảm một số loại thuế và tăng cường giám sát trực tuyến việc cung ứng nguồn hàng từ các doanh nghiệp đầu mối… là những giải pháp được Bộ Công Thương cho rằng sẽ giúp giá xăng dầu trong nước không tăng sốc trong thờ..

Cách dầu tăng vọt dựa vào phát biểu của Netanyahu cho thấy rủi ro chưa được tính vào giá cả

Chiều thứ Hai (giờ miền đông nước Mỹ) Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng chính phủ Israel đã bí mật thu thập hơn 100.000 hồ sơ và tài liệu từ Tehran có chứa thông tin về một c..

Thuế xăng dầu: Nơi siêu rẻ, nơi cắt cổ

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có biểu giá xăng dầu tính thuế. Nếu như ở Mỹ, thuế chỉ chiếm 10% tổng giá thì ở Anh, con số lên tới 50%. 
Mỹ
Hiện tại, theo biểu giá ngà..

TT dầu TG ngày 21/4: Thị trường dầu mỏ vẫn thận trọng do nguồn cung kỷ lục | Hoanghungpetro.com.vn

 
Thị trường dầu mỏ mở cửa ngày cuối cùng của một tuần đầy biến động, với một lưu ý thận trọng nghi ngờ về việc cắt giảm sản lượng của OPEC có tác động mong muốn khôi phục lại cân bằng cho một thị ..