Qatar bị cô lập: Kịch bản nào cho quốc gia dầu mỏ giàu có này?

Việc Qatar bị các nước láng giềng cô lập được dự đoán sẽ tiếp tục khiến cho bất ổn chính trị leo thang và sẽ có thêm hàng tỷ USD nữa bị tiêu tốn.
Qatar – quốc gia vùng vịnh giàu có với những đại gia dầu mỏ “tiêu tiền như rác” chính là tâm điểm của thế giới những ngày qua. Họ vừa chính thức bị quốc gia thứ 9 “từ mặt” sau khi bị cáo buộc tài trợ cho các hoạt động khủng bố cũng như duy trì mối quan hệ bất hòa với những nước láng giềng.

Dùng tiền để ủng hộ chủ nghĩa khủng bố

Tất nhiên, khi bạn có tiền, bạn sẽ không muốn mất tiền và địa vị của mình. Qatar là vùng đất của các đại gia lắm tiền nhiều của và lại nằm trong khu vực là điểm nóng của những hoạt động khủng bố. 

Qatar đang bị các nước láng giềng cô lập.

Chính vì thế, khi các đại gia muốn mình an toàn trước khủng bố và không muốn chi tiền cho các hoạt động quân sự, họ sẽ sử dụng nguồn tiền của mình để đổi lấy sự tự do.

Tờ Financial Times tiết lộ thông tin cho rằng việc Qatar trả khoản tiền chuộc trị giá 1 tỷ USD cho các lực lượng có liên hệ al Qaeda và Iran để đổi lại sự tự do cho các thành viên hoàng tộc.

1 tỷ USD để đổi lại sự tự do. Không phải là món tiền quá lớn đối với quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới: 129.700 USD/năm. Đó là đối với người bình thường, còn với người siêu giàu, khoản tiền đó có đáng là bao.

Tuy nhiên, với chủ nghĩa khủng bố, 1 tỷ USD có thể giúp chúng đầu tư được rất nhiều thiết bị và tiến hành những vụ xâm lược mới. Đây không khác gì việc, chĩa nòng súng khủng bố từ Qatar sang một nước khác, nhiều khả năng là một nước láng giềng và đây chính là nguyên nhân chính khiến các nước láng giềng “nghỉ chơi” với Qatar.

Theo báo chí quốc tế, hai lực lượng Qatar trả tiền là 2 nhóm thường xuyên bị các nước Vùng Vịnh liệt vào “danh sách đen”: một nhóm thân al Qaeda ở Syria và một nhóm quan chức an ninh Iran.

Chính điều này đã khiến cho mối quan hệ của Qatar với các nước láng giềng ngày một ảm đạm và cuối cùng, Qatar đã bị cô lập

Kịch bản nào cho Qatar?

Tất nhiên, nói đến Qatar là nói đến tiền và một khi Qatar bị ảnh hưởng, dòng tiền từ khu vực này cũng sẽ thay đổi. Hay nói cách khác, căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh có thể khiến cả hai bên mất hàng tỷ USD do hoạt động thương mại và đầu tư bị kìm hãm, đồng thời đẩy khu vực vào tình cảnh phải đi vay mượn trong khi giá dầu xuống thấp nếu khủng hoảng không được giải quyết sớm.

Kịch bản nào cho kinh tế Qatar?

2,7 tỷ USD là thặng dư thương mại mà Qatar có được trong tháng 4/2017. Qatar đang thiên về xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng. Tuy nhiên, tất cả những đồng tiền này có thể biến mất nếu như căng thẳng trong khu vực vẫn tiếp tục.

Không những thế ,trên thị trường dầu, giá dầu thô giảm sau khi Ả rập Saudi và các quốc gia Ả rập khác ngừng quan hệ ngoại giao với Qatar, dấy lên lo ngại về việc phá hỏng thỏa thuận toàn cầu nhằm kiềm chế nguồn cung dư thừa.

Qatar có năng suất khoảng 600.000 thùng/ngày, là một quốc gia sản xuất dầu nhỏ của Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nếu Qatar bị cô lập, sản lượng dầu trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng và giá dầu tiếp tục leo thang. Trong bối cảnh mà giá vàng cao còn giá USD giảm mạnh, giá dầu tăng thêm sẽ còn làm cho tình hình thêm rối ren.

Ông Helima Croft, phụ trách chiến lược hàng hóa tại Công ty chứng khoán RBC, từng trấn an dư luận: ” Theo quan điểm của tôi, sẽ không xảy ra rủi ro ngay lập tức đối với vấn đề an ninh năng lượng trong khu vực Trung Đông”.

Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường đang phản ứng không tích cực với thông tin cấm vận. Ngoài giá dầu leo thang, thị trường chứng khoán của các quốc gia trong khu vực cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

Thị trường chứng khoán Ả Rập Xê-út đã tụt dốc hơn 7% trong ngày 5/6 sau khi nước này tuyên bố “từ mặt” Qatar. Giá trị các cổ phiếu của thị trường chứng khoán Qatar mất hơn 8 tỷ USD, đánh dấu sự sụt giảm lớn nhất kể từ cuối năm 2009 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Căng thẳng còn tiếp diễn?

Dưới thời Tổng thống Barrack Obama, Mỹ luôn có những chính sách dè dặt với Trung Đông nhưng thời thế đã thay đổi, ông Donald Trump thực sự muốn can thiệp nhiều hơn vào khu vực này.

Chính vì thế, ông đã kêu gọi các quốc gia Trung Đông phản ứng mạnh mẽ hơn với chủ nghĩa khủng bố và ngay lập tức, lời kêu gọi trở thành sự thật, Qatar bị cô lập vì chủ nghĩa khủng bố và họ đang phải trả giá.

Với sự quyết liệt của mình, ông Trump công khai ủng hộ Ả Rập Xê-út và chắc chắn, Mỹ cũng sẽ chuẩn bị một số biện pháp nhắm vào khu vực này. Khi đó, liệu căng thẳng sẽ còn tiếp diễn và tình hình thế giới sẽ ngày một rối ren?

Nguồn tin: Vietnammoi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thị trường dầu mazut có thể hạn hẹp trong năm 2018

Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu dầu mazut đang bùng nổ trong nước và tại các thị trường xuất khẩu điều này có thể sẽ gây hạn hẹp thị trường này tro..

Những người chiến thắng bất ngờ trong đợt phục hồi giá vừa qua

Khả năng phán đoán thông thường sẽ nói với bạn rằng những người chiến thắng lớn nhất trong đợt phục hồi giá dầu sẽ là các nhà sản xuất mặt hàng này lớn nhất. Điều này chắc ch..

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 5/4/2018

Giá dầu thế giới phục hồi trở lại trong sáng nay (5/4/2018 – giờ Việt Nam) sau phiên giảm nhẹ hôm qua, sau báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy sự sụt giảm bất ngờ về dự trữ dầu tại Mỹ. 
Ảnh m..

Thời tiết ấm hơn, sản lượng khu vực ngoài OPEC tăng đe dọa cân bằng thị trường dầu mỏ

 
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể tăng chậm hơn trong những tháng tới, do thời tiết ấm hơn làm giảm tiêu dùng, điều này có thể đưa thị trư..