Qatar cho rằng còn quá sớm để kết thúc hiệp ước OPEC

OPEC và các đồng minh nên duy trì giới hạn nguồn cung dầu để đảm bảo mức giá lành mạnh sẽ cho phép tăng đầu tư vào ngành công nghiệp này và giúp tránh được cú sốc lớn trong nguồn cung và giá cả trong dài hạn, thành viên Qatar của OPEC nói.

Bộ trưởng Năng lượng của Qatar Mohammed al-Sada nói rằng cũng ủng hộ ý tưởng tạo ra một nền tảng lâu dài cho sự hợp tác của OPEC với Nga ngay cả sau khi kết thúc giai đoạn cắt giảm cung dầu chung.

“Có sự phục hồi rõ nét về giá dầu. Nhưng nó đã không đáp ứng được sự gia tăng đầu tư … Đầu tư đã ở mức rất thấp. Mối quan tâm của tôi là nhu cầu tiêu thụ trong trung và dài hạn được đáp ứng một cách thoải mái,” Sada nói. “Các nhà đầu tư vẫn thận trọng và quá bảo thủ”.

Sada cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng thêm ít nhất 1,5 triệu thùng/ngày/ năm tương đương 1,5%.

Tuy nhiên, đầu tư dầu lửa toàn cầu chỉ khoảng 400 tỷ USD vẫn còn quá ít ỏi để đảm bảo mức đầu tư cần thiết để thay thế sản xuất từ ​​những cánh đồng già cỗi và đưa ra các dự án mới.

“Tôi nhìn thấy sự cần thiết phải duy trì xu hướng (hợp tác OPEC) này … Chúng ta cần khôi phục các khoản đầu tư. Có thể mất nhiều tháng trời … OPEC có thể bắt đầu quan ngại về việc thắt chặt quá mức.”

OPEC và các đồng minh dẫn đầu bởi Nga đã giảm sản xuất kể từ đầu năm 2017 để giảm bớt sự dư thừa dầu toàn cầu do sự bùng nổ dầu mỏ đá phiến của Mỹ khiến giá dầu rơi xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng và đầu tư vào ngành dầu mỏ giảm hơn 1 nghìn tỷ đô la trong ba năm qua.

Các hạn chế sản xuất của OPEC đã giúp cắt giảm các kho dự trữ dầu trên toàn cầu ở các quốc gia công nghiệp hóa từ 350 triệu thùng xuống còn 50 triệu thùng, Sada nói.

Việc thắt chặt thị trường đẩy giá dầu trên 70 USD/thùng trong năm nay nhưng cũng khuyến khích các nhà khai thác mỏ đá phiến ở Mỹ tăng đầu tư và quay trở lại mức tăng trưởng sản lượng kỷ lục.

Sada nói: “Ngay cả với đá phiến sét, thị trường đang hướng đến sự cân bằng.”

Ông cho biết sản lượng khai thác đá phiến của Mỹ đã được hấp thụ gần như bởi nhu cầu tăng nhưng các khoản đầu tư khác không tăng.

Sada cho biết, khoảng 6,5 triệu thùng/ngày sản lượng đá phiến của Mỹ đã trở thành một phần không thể tách rời trong danh mục đầu tư nguổn cung toàn cầu và nhu cầu có thể hấp thụ nhiều hơn nữa khi sản lượng giảm tại những nơi như Venezuela, Mexico, Colombia và Trung Quốc.

Nga đã ám chỉ rằng OPEC nên bắt đầu xem xét thoát khỏi cắt giảm sớm hơn để tránh được viễn cảnh tăng sản lượng dầu mỏ của Mỹ.

Lãnh đạo của OPEC Saudi Arabia cho biết việc cắt giảm có thể được mở rộng dưới hình thức này hay hình thức khác vào năm 2019 và cũng cho biết Riyadh và Moscow đang xem xét một thỏa thuận mở rộng liên minh cắt giảm dầu ngắn hạn của họ tới chừng 10 năm hoặc thậm chí 20 năm.

Ông Sada nói rằng ông ủng hộ ý tưởng hợp tác lâu dài trong và ngoài OPEC: “Nền tảng này nên duy trì. Đó là vì lợi ích của tất cả mọi người. Thỏa thuận về hạn chế nguồn cung là một điều khác.”

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tổng thống Venezuela cam kết sẽ tăng gấp đôi sản lượng dầu với sự giúp đỡ từ OPEC

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã hứa sẽ bắt đầu tăng sản xuất dầu của nước này trong nhiệm kỳ thứ hai kéo dài sáu năm của ông.
AFP đưa tin rằng trong bài phát biểu nhậm chức của mìn..

Dầu ngọt nặng đang hướng tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung

‘IMO 2020’ sẽ đánh dấu khởi đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường xăng dầu toàn cầu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) – cơ quan quản lý thị trường vận tải toàn cầ..

Hàng hóa TG sáng 6/6: Giá cà phê và đường hồi phục

Phiên giao dịch 5/6 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 6/6 giờ VN), giá dầu giảm trong khi cà phê và đường hồi phục.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới ..

Phát triển Dung Quất thành Trung tâm Lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia

   Chiều 31-5, tại trụ sở Chính phủ, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí việc phát triển Khu kinh tế Dung Quất thành Trung t