Quy định mới về nhiên liệu tàu biển có thể khiến giá dầu cao hơn

Iran và Venezuela đã xuất hiện dày đặc trên các bài báo thị trường dầu trong một thời gian và sẽ tiếp tục như vậy trong những tháng tới. Nỗi lo về tình trạng khan hiếm nguồn cung trong bối cảnh một thị trường thắt chặt hơn đã thúc đẩy sự phục hồi giá dầu khiến Brent chạm mức 80 USD/thùng trong tuần trước.

Nhưng một quy định sắp tới mà các nhà phân tích gọi là “sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử thị trường dầu mỏ” và “sự thay đổi đột ngột nhất trong ngành công nghiệp lọc dầu” đang sắp xảy ra, và các chuyên gia nói rằng nó sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn vì sẽ làm thay đổi một cách đáng kể mô hình nhu cầu về nhiên liệu.

Quy định liên quan đến việc hạn chế đáng kể hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu dùng cho tàu biển, nhằm nỗ lực hạn chế lượng khí thải từ ngành vận tải biển.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) định ra ngày 1 tháng 1 năm 2020, sẽ là ngày bắt đầu mà chỉ có dầu nhiên liệu hàm lượng lưu huỳnh thấp mới được phép sử dụng cho tàu. Hạn mức lưu huỳnh toàn cầu cho dầu nhiên liệu sẽ được đặt ở mức 0,5 phần trăm m/m (mass/mass) vào năm 2020, một sự cắt giảm đáng kể so với giới hạn toàn cầu đang quy định hiện nay là 3,5 phần trăm m/m.

Quy định này sẽ khiến nhu cầu các sản phẩm chưng cất trung gian như dầu diesel và nhiên liệu tàu biển tăng cao, và các nhà máy lọc dầu sẽ phải chuyển đổi một số sản phẩm mà họ đang chế biến từ dầu thô, các nhà phân tích đồng tình.

Các nhà sản xuất dầu thô Trung Đông có thể là một trong những nước bị thiệt hại nhiều nhất từ ​​quy định mới này, vì họ sản xuất dầu thô hàm lượng lưu huỳnh cao, Amrita Sen, nhà phân tích dầu tại Energy Aspects, nói với CNBC trong tuần này, thảo luận về triển vọng giá dầu.

“Điều này rất quan trọng vì các nhà sản xuất Trung Đông thiệt hại rất nhiều từ đó vì dầu thô của họ có xu hướng lưu huỳnh rất cao”, ông Sen nói, nhấn mạnh  rằng quy định về nhiên liệu vận chuyển là “sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử thị trường”.

Quy định siết chặt hơn về nhiên liệu được sử dụng trong ngành vận tải biển sẽ dẫn đến nhu cầu dầu chưng cất trung gian tăng cao, làm tăng nhu cầu dầu thô thêm 1,5 triệu thùng/ngày, điều này có khả năng sẽ đẩy giá dầu lên tới 90 USD/thùng vào năm 2020, Morgan Stanley tuần trước cho biết.

Trong giá dầu nhiên liệu, đường cong kỳ hạn vẫn chưa đưa quy định này vào trong định giá, theo nghiên cứu từ S

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Đức vẫn kiên quyết phản đối hạt nhân bất chấp khủng hoảng năng lượng

Chính phủ Đức không có ý định thay đổi chính sách năng lượng hạt nhân ngay cả khi lo ngại về việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga ngày càng gia tăng giữa các chính trị gia.
Sau khi các đảng đối lập kêu gọi thảo luận về việc kéo dài tuổi thọ của ba ..

Giá dầu thế giới đạt mức cao nhất trong vòng hai năm qua

Ngày 23/11, giá dầu thô thế giới chạm mức cao nhất trong hai năm qua sau khi việc đóng cửa một trong những đường ống dẫn dầu lớn nhất từ Canada đã khiến nguồn cung dầu sang Mỹ bị cắt giảm, dù sản lượng khai th..

Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) sụt giảm đáng kể chưa từng thấy trong ba thập kỷ rưỡi

DỰ TRỮ DẦU MỎ CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ GIẢM XUỐNG MỨC THẤP NHẤT TRONG 35 NĂM Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Hoa Kỳ (SPR) hiện chỉ còn 453,1 triệu thùng trong kho, sau […]

Hàng hóa nhập khẩu từ Đài Loan: xăng dầu sụt giảm mạnh

 
Nhập khẩu xăng dầu từ Đài Loan 7 tháng đầu năm nay bất ngờ giảm rất mạnh, giảm tới 96% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 1,96 triệu USD.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục ..