Quý I: Xuất nhập khẩu xăng- dầu- khí Việt Nam nhiều biến động

Chuyên trang cơ sở dữ liệu về các ngành kinh tế và kinh doanh Vibiz.vn phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã đưa ra Báo cáo thương mại ngành Xăng- Dầu- Khí quý I/2018. 

Xuất khẩu giảm về lượng nhưng tăng về trị giá

Theo Vibiz.vn, trong quý I, Việt Nam xuất khẩu 510.387 tấn xăng dầu, trị giá 304.980 nghìn USD sang 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù lượng xăng dầu xuất khẩu trong quý này giảm 10,1% về lượng, nhưng lại tăng 6,6% về trị giá so với quý I/2017. Điều này đã được dự báo từ trước do một số mỏ dầu khí lớn của Việt Nam được khai thác trong 1 thời gian dài như: mỏ Bạch Hổ, mỏ Tiền Hải C, mỏ Sư Tử Đen,…đang bước vào giai đoạn suy kiệt khiến lượng xuất khẩu xăng dầu quý I/2018 giảm so với quý I/2017. Bên cạnh đó, khi sản lượng khai thác dầu của các nước OPEC và các nước có trữ lượng dầu lớn như: Nga, Venezuela, Mỹ,…bị cắt giảm đã khiến giá dầu thế giới tăng.

Kim ngạch nhập khẩu đạt trên 2 tỷ USD

Tính chung trong cả quý I, xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam tăng 14,6% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái – đạt 3.565 tấn với kim ngạch nhập khẩu đạt 2,237 tỷ USD. Một trong những lý do khiến kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng đến 37,5% trong khi lượng nhập chỉ tăng 14,6% là do giá xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục. Tháng 3/2018, giá nhập trung bình đạt 639,1 USD/tấn, tăng 25,2% so với tháng 3/2017. Trung bình trong cả quý I, giá nhập khẩu đạt 646,5 USD/tấn, cao hơn 108 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước (quý I năm ngoái chỉ 538,4 USD/tấn).

Singapore – quốc gia cung cấp nhiều xăng dầu nhất cho Việt Nam

Hiện nay, mỗi năm thị trường Việt Nam đang thiếu hụt trung bình khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO. Nguồn xăng dầu thiếu hụt này sẽ được nhập khẩu về Việt Nam từ các nước châu Á như: Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore, Malaysia,… Đáng chú ý, so với quý I/2017, lượng xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 25,3% trong khi lượng nhập khẩu từ Singapore giảm đến 37% cho thấy, Việt Nam không còn phụ thuộc chủ yếu vào bạn hàng truyền thống là Singapore như nhiều năm trước. Nguyên nhân của điều này là do ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) khi mức thuế nhập khẩu xăng và dầu diesel từ quốc gia này lần lượt chỉ còn 10% và 0%. Trong khi thuế nhập khẩu xăng và dầu diesel từ các nước ASEAN (trong đó Singapore là thành viên) lần lượt là 20% và 0%. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang có hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn đối tác và đang tận dụng tốt các ưu đãi để khuyến khích các nước khác tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.

Nguồn tin: baocongthuong.com.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

“Soi” đối thủ của Petrolimex vụ thâu tóm Lọc dầu Dung Quất

Đối thủ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong vụ thâu tóm Lọc dầu Dung Quất là công ty Indian Oil sở hữu nhà máy lọc dầu lớn nhất của Ấn Độ với sản phẩm chiếm gần một nửa thị phần dầu mỏ quốc..

Tăng mức tín dụng với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Thời gian qua, trước biến động phức tạp của thị trường xă..

4 loại thuế được đề xuất giảm thế nào để ghìm giá xăng dầu?

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế bảo vệ môi trường là 4 loại thuế được Bộ Tài chính đề xuất giảm nhằm ghìm giá xăng dầu.
Mới đây, trong nỗ lực ghìm giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã hoàn thiện hồ sơ dự án Ng..

Trung Quốc có thể duy trì giá dầu ở mức thấp trong bao lâu với quyết định bán nguồn dự trữ?

Là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất, Bắc Kinh thường mua nguyên liệu thô cao hơn nhu cầu của mình, chừa một phần đáng kể đề phòng bất trắc khi nguồn cung có thể quá khan hiếm h..