Sau Mỹ, đến lượt Trung Quốc “toát mồ hôi” vì khủng hoảng Qatar?

Theo hãng tin Sputnik, việc các nước Vùng Vịnh đồng loạt cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar không những ảnh hưởng đến tình hình ở Trung Đông mà còn tác động tiêu cực đối với Trung Quốc. 

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có nhiều lý do để lo lắng trước tình hình Vùng Vịnh hiện tại, bởi cả Ả Rập Xê út và Qatar là hai nguồn nhập khẩu dầu mỏ chính của Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay nhau trong diễn đàn Một Vành đai – Một Con đường vừa qua.

Hơn nữa, Trung Quốc có kế hoạch thiết lập các khu vực mậu dịch tự do với các nước thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC – gồm có Bahrain, Qatar, Kuwait, UAE, Oman và Ả Rập Xê út). Nhiều khả năng sau căng thẳng này, phải mất một thời gian nữa tình hình ổn định tại các khu vực này mới được thiết lập và sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch Một Vành đai – Một Con đường của Trung Quốc.

Rất có thể đây là lý do vì sao Bắc Kinh không ủng hộ bất kỳ bên nào trong cuộc khủng hoảng này và chỉ tuyên bố rằng họ mong Ả Rập Xê út, Bahrain, UAE và Ai Cập có thể giải tỏa được những bất đồng với Qatar bằng con đường đối thoại.

Trong một cuộc phỏng vấn, chuyên gia kinh tế Trung Quốc Bian Yongzu miêu tả các nước Qatar và Ả Rập Xê út, những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ dồi dào bậc nhất trên thế giới, là những trọng điểm trong kế hoạch Một Vành đai – Một Con đường của Trung Quốc.

“Kế hoạch Một Vành đai – Một Con đường” là nhằm nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đã được Ả Rập Xê út, Iran và Qatar hưởng ứng. Trước mắt, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt nhiều nhất nhờ kế hoạch này và cuộc khủng hoảng hiện tại chưa ảnh hưởng nhiều đến Trung Quốc”, ông Bian Yongzu cho biết.

Giáo sư Wang Yiwei của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết, mặc dù các hoạt động đầu tư của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng trước tình hình hiện tại ở Vùng Vịnh, song sự bất ổn tại khu vực này có thể sẽ tác động tiêu cực đến khả năng hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực này.

“Tình hình ở Trung Đông hiện nay cực kỳ bất ổn, và mặc dù nó không ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư của Trung Quốc, song việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và các nước Vùng Vịnh cũng như các cuộc đàm phán quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Wang Yiwei nói.

Vào ngày 5/6, Bahrain, Ả Rập Xê út, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Họ cáo buộc Doha hỗ trợ các nhóm khủng bố và can thiệp vào các vấn đề nội bộ của quốc gia khác. Sau đó, chính quyền Libya và Yemen cũng tuyên bố tẩy chay Qatar. Hai nước Maldives và Mauritius cũng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Bộ Ngoại giao Qatar đã lên tiếng phủ nhận các cáo buộc trên và bày tỏ sự thất vọng trước những động thái trên của các nước Vùng Vịnh.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Vùng Vịnh cũng nổ ra một tuần sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Các nước Ả Rập Hồi giáo – Hoa Kỳ kết thúc tại Riyadh, khi một hãng tin của Qatar đăng tải một bài phát biểu của Quốc vương Qatar rằng họ ủng hộ xây dựng quan hệ với Iran. Bộ Ngoại giao Qatar cho biết trang web của hãng tin này đã bị xâm nhập và rằng phát biểu trên không phải của Quốc vương Qatar.

Nguồn tin: infonet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhân tố Iraq đẩy giá dầu WTI tăng nhẹ

Phiên 11/6, giá dầu WTI có chiều hướng tăng sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq tỏ ý hoài nghi khả năng OPEC quyết định tăng sản lượng khai thác trong cuộc họp cuối tháng này tại Vienna, Áo.

Venezuela: Các biện pháp trừng phạt của Mỹ là “Một cuộc tấn công vào thị trường dầu mỏ”

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng trên toàn thế giới và là một cuộc tấn công vào thị trường dầu mỏ, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Manue..

Giá xăng dầu hôm nay 25/7: Dầu thô lấy lại đà tăng

Sau khi giảm mạnh vào cuối tuần trước, giá dầu hôm nay đã quay đầu đi lên khi đồng USD yếu hơn và lo ngại nguồn cung dầu thắt chặt lại “nóng” lên.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 23/7/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe,..

Viễn cảnh OPEC bắt tay với các công ty dầu khí đá phiến

 
Thất bại trong kế hoạch đánh sụp ngành dầu khí đá phiến bằng cách dìm giá dầu thật thấp, OPEC đổi chiến thuật muốn chuyển từ cạnh tranh sang liên kết, đôi bên cùng c