Ra sức chống lại cách mạng đá phiến: Động thái để thể chế hóa Nhóm Vienna

Nguồn ảnh: Bloomberg News

Kế hoạch OPEC và các đồng minh thể chế hóa một nhóm “Siêu OPEC” có thể được chính thức hoá vào cuối năm nay. Điều lệ của tổ chức mới hiện đang ở dạng dự thảo, và mục tiêu của nhóm là tăng cường sức mạnh cho Nhóm Vienna, một tổ chức gồm 24 nhà sản xuất hiện đang hạn chế nguồn cung để giảm mức tồn kho và tăng giá.

Nếu OPEC và các đối tác không thuộc OPEC có thể thành lập một nhóm chính thức, hành động này sẽ có tác động lâu dài lên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Hiện tại, nhóm này đang làm việc để kềm chế hiệu ứng giá từ sự tăng trưởng của đá phiến Mỹ. Tuy nhiên, do sự thiếu đầu tư trong những năm gần đây, một sự thay đổi được dự đoán theo các nguyên tắc cơ bản sẽ dẫn đến kết quả hụt cung mà qua đó sẽ đặt nhóm sản xuất mới này, vốn đang kiểm soát 55% năng lực sản xuất của thế giới – trong một thế mạnh mẽ hơn.

Sự phát triển của cái gọi là Siêu OPEC (chưa có tên chính thức) vào một nhóm chính thức không có gì đáng ngạc nhiên. Kể từ khi hiệp định Vienna Group được ký kết vào cuối năm 2016, với cắt giảm cung 1,8 triệu thùng mỗi ngày (Mbd), những người tham gia thị trường đã quan sát sự hội nhập sâu hơn. OPEC đã tuyên bố rằng họ muốn thể chế hoá sự hợp tác giữa nhóm và các quốc gia sản xuất dầu bên ngoài OPEC. Khả năng của nhóm để kiềm chế cung và tăng giá trong 14 tháng qua cho thấy sức mạnh thị trường khổng lồ của nó và lý do tại sao sự hợp tác tiếp tục có thể sẽ thành công.

Nga đang thương thảo với các nhà sản xuất OPEC, đặc biệt là Saudi, về việc hạn chế cung kể từ đầu năm 2016, khi giá chạm đáy. Sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Saudi và Nga là một trong những sự phát triển quan trọng nhất trong các thị trường dầu trong vài năm qua, khi họ sản xuất hơn 20% lượng dầu thô trên thế giới.

Thị trường “thiếu cân bằng”

Lập luận của OPEC rằng Nhóm Vienna đóng vai trò là phương tiện để mang lại sự ổn định và minh bạch cho thị trường không nên chỉ nhìn theo bề ngoài. Một mặt, một số nhà phân tích dự đoán sự tăng trưởng nhanh chóng của đá phiến sét và tăng trưởng tiêu thụ thấp hơn dự kiến ​​sẽ làm giảm giá mạnh. Mặt khác, việc cắt giảm sản xuất liên tục, nhu cầu tiêu thụ tiếp tục mạnh mẽ và gián đoạn nguồn cung từ những rủi ro về địa chính trị có thể dẫn đến hụt cung. Hơn nữa, 24 nhà sản xuất vẫn chưa thống nhất kế hoạch để chấm dứt thỏa thuận hiện tại hoặc đặt ra mục tiêu giá chính thức. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia ông Khalid Al-Falih nói rằng nhóm này nên tiếp tục hạn chế nguồn cung trong suốt cả năm, ngay cả khi nó gây ra sự thiếu hụt nguồn cung. Ông nói: “Nếu chúng ta phải thiếu cân bằng thị trường một chút, thì hãy làm như vậy.” Liên minh này không chỉ đem lại cho Saudi nhiều nhà sản xuất mà họ có thể ảnh hưởng, mà còn là cơ hội để truyền bá trách nhiệm về sự biến động giá cả.

Trong hai thỏa thuận nguồn cung gần đây, OPEC cắt giảm nhiều hơn, dẫn đến thị trường thắt chặt hơn dự đoán và tăng giá mạnh. Trong giai đoạn 1998-1999, nhóm đã thực hiện hai đợt cắt giảm, thúc đẩy thành công thị trường lên cao hơn và thiết lập giai đoạn giá cao trong suốt những năm thập niên 2000. Trong năm 2008, OPEC đã đồng ý cắt giảm 4,2 triệu thùng/ngày. Giá dầu đã hồi phục trong vài năm tiếp theo và liên tục giao dịch ở mức trên 100 đô la giai đoạn 2011-2014. Giá tăng vọt một lần nữa là hoàn toàn có khả năng.

Liên minh này sẽ kéo dài ‘mãi mãi’?

Sự trớ trêu của OPEC muốn chính thức hóa siêu nhóm này chính là nhóm đã và đang đạt được mục tiêu giảm lượng hàng tồn kho và giá cao hơn. Saudi Arabia và các nước khác, tuy nhiên, muốn tiếp tục cắt giảm hơn nữa – nói cách khác, thành công vẫn chưa đủ xa. Bộ trưởng Năng lượng UAE, ông Suhail Al Mazrouei, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Bloomberg. nói: “Hy vọng của tôi là liên minh kéo dài mãi mãi.” Sự hợp tác có thể “chuẩn bị cho bất kỳ sự kiện không lường trước được trên thị trường, để tránh bất kỳ nguy cơ thừa hoặc thiếu nguồn cung.”

Mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa các nhà sản xuất có thể xuất phát từ thách thức tồn tại của đá phiến sét. Kể từ đợt giảm giá mạnh vào năm 2014, OPEC đã phải vật lộn để giải quyết tình trạng thừa cung do sự gia tăng nhanh chóng của sản lượng ở Mỹ. Tại cuộc họp vào tháng 11 năm 2014, nhóm đã quyết định sản xuất ở mức cao nhằm mục đích làm suy giảm sản lượng ở Mỹ. Mặc dù đá phiến sét bị ảnh hưởng, các nhà sản xuất OPEC đã nhìn thấy nền kinh tế của họ xấu đi do giá thấp. Vào tháng 4 năm 2016, ngay sau khi giá giảm xuống dưới 40 USD, OPEC và Nga đã cố gắng để đóng băng sản lượng, nhưng thỏa thuận này đã sụp đổ vào phút chót. Tuy nhiên, vào cuối năm đó, sau một loạt các cuộc họp giữa các nhà sản xuất OPEC, Nga và các nước khác, họ cuối cùng đã đạt được thỏa thuận. Nhiều người tham gia thị trường đã dự đoàn rằng ​​hành động này của nhóm sẽ thất bại: Giá cao hơn từ cắt giảm cung sẽ kích thích sản xuất đá phiến và cuối cùng gây ra sự điều chỉnh giảm mạnh. Tuy nhiên, mặc dù đá phiến sét đã bùng nổ và làm giảm giá, OPEC đã có thể giảm lượng tồn kho dự trữ tương đối nhanh để tăng thị trường lên trên 60 USD/thùng.

Ảnh hưởng của nhóm trong thị trường tăng lên

Các quốc gia OPEC, chiếm khoảng 80% trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh của thế giới và chiếm hơn 1/3 nguồn cung hiện nay trên thế giới, đang mở rộng phạm vi tiếp cận của họ và có thể mời nhiều nhà sản xuất tham gia vào siêu nhóm này. Thị phần của OPEC luôn là yếu tố quyết định chính cho khả năng định giá của nó. Siêu OPEC, nếu nó được thể chế hóa, sẽ làm tăng ảnh hưởng của nhóm- và cuối cùng là thị phần của nó – trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới, đặc biệt khi đá phiến đạt đỉnh và suy thoái. Mặc dù họ bị bất ngờ bởi tăng trưởng của Mỹ, các thành viên của OPEC và các đối tác ngoài OPEC đã thành công trong việc tái thành lập nhóm và có khả năng sẽ có vị thế tốt khi các nguyên tắc cơ bản cuối cùng sẽ thắt chặt hơn nữa.

Nguồn: xangdau.net/The Fuse

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bản tin video ngày 04-07-22: Giá phục hồi từ mức thấp bất chấp lo ngại về sự phá hủy nhu cầu | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu thô kỳ hạn hôm thứ Hai tăng cao hơn, phục hồi từ những khoản giảm trước đó khi sự phá hủy nhu cầu và sự thiếu hụt sản lượng dầu thô tiếp tục gửi đến thị trường những tín hiệu trái chiều. -News Daily: Xangdau.net..

PIACOM: 15 năm phát triển giải pháp quản lý doanh nghiệp ngành xăng dầu

Trải qua 3 giai đoạn Chạy đà (2003-2008) – Tạo nền tảng (2008-2013) – Tăng tốc (2013-2018), chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển của PIACOM đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, khẳng định vị tr

Iran dự kiến tăng công suất giếng dầu thêm 400.000 thùng/ngày

Iran dự định tăng công suất sản xuất các giếng dầu của mình lên thêm 400.000 thùng/ngày, hãng tin Irna đưa tin, dẫn lời phó giám đốc công ty dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC) Gholamre..

Giá xăng dầu hôm nay – 8/6: Dầu thô bật trên mốc 120 USD/thùng

Ghi nhận vào 8h30 hôm nay – 8/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng lên trên 119 USD/thùng trong khi đó, dầu thô Brent bật lên trên mức 120 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Dữ liệu từ oilprice cho thấy, lúc 8h30 ngày 8/6 (gi..