Sản lượng dầu của OPEC giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng trong tháng 3

 

Sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 3, xuống mức thấp nhất trong 11 tháng do sự sụt giảm xuất khẩu của Angola, gián đoạn tại Libya và sản lượng giảm tiếp tại Venezuela.

Cuộc khảo sát cho thấy OPEC đã bơm 32,19 triệu thùng/ngày trong tháng trước, giảm 90.000 thùng/ngày so với tháng 2. Tổng sản lượng của OPEC trong tháng 3 là thấp nhất kể từ tháng 4/2017.

OPEC đang giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày theo một thỏa thuận với Nga và các nhà sản xuất khác không thuộc OPEC để giảm nguồn cung dư thừa. Hiệp ước này bắt đầu từ tháng 1/2017 và kéo dài đến hết năm nay.

Mức tuân thủ của các nhà sản xuất theo thoả thuận này lên tới 159% so với 154% trong tháng 2. Không có dấu hiệu các nhà sản xuất tăng sản lượng khi giá dầu tăng hay để bù cho sự sụt giảm của Venezuela.

Dầu đã vượt mốc 71 USD/thùng trong năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2014, và hiện đang giao dịch trên 67 USD/thùng. Tuy nhiên OPEC cho biết việc hạn chế nguồn cung nên được duy trì để đảm bảo kết thúc dư thừa.

Trong tháng 3, sự sụt giảm nguồn cung lớn nhất từ Angola, đã xuất khẩu 48 lô ít hơn 2 lô hàng so với cùng tháng năm 2017. Sự sụt giảm tự nhiên tại một số mỏ dầu đang gây áp lực lên sản lượng.

Sản lượng tại Libya, vẫn không ổn định do bất ổn, đã giảm do dừng sản xuất tại hai mỏ El Feel và El Sharara.

Sản lượng giảm tiếp tại Venezuela, nơi ngành dầu mỏ bị thiếu kinh phí bởi khủng hoảng chính trị. Sản lượng đã giảm xuống 1,56 triệu thùng/ngày trong tháng 3.

Sản lượng tại nhà sản xuất lớn nhất OPEC, Saudi Arabia đã giảm 40.000 thùng/ngày so với mức đã điều chỉnh trong tháng 2, thậm chí tiếp tục dưới mục tiêu của vương quốc này.

Nhà sản xuất thứ hai của OPEC, Iraq đã hơm nhiều hơn. Xuất khẩu từ miền nam tăng bất chấp bảo dưỡng tại một kho cảng nạp dầu. Xuất khẩu đã giảm từ miền bắc nhưng nhu cầu dầu thô trong nước tăng.

Trong số các sản sản xuất có sản lượng tăng, tăng mạnh nhất là UAE, nơi sản lượng đã giảm trong tháng 2 để bảo dưỡng. Ngay cả như vậy UAE vẫn bơm dưới mục tiêu của OPEC và cho thấy mức tuân thủ của họ cao hơn so với trong năm 2017.

Sản lượng tăng tại Qatar, sau khi giảm trong tháng 2. Nigeria cũng bơm ở mức cao hơn, tăng trưởng nguồn cung ổn định hơn từ nhà xuất khẩu hàng đầu châu Phi này.

Nigeria và Libya ban đầu được miễn giảm cắt giảm nguồn cung do sản lượng của họ đã sụt giảm bởi xung đột và bất ổn. Đối với năm 2018, cả hai cho biết sản lượng của họ sẽ không vượt mức năm 2017.

Theo chi tiết cắt giảm sản lượng của thỏa thuận cuối năm 2016, mục tiêu sản lượng năm 2018 của OPEC là 32,73 triệu thùng/ngày có tính đến sự thay đổi các thành viên kể từ đó, cộng với dự đoán sản lượng của Nigeria và Libya.

Theo khảo sát này, OPEC đã bơm ít hơn 540.000 thùng/ngày so với mục tiêu trong tháng 3, đặc biệt là sự sụt giảm tại Venezuela.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Arập Xêút tuyên bố sẵn sàng tăng sản lượng dầu thô

Arập Xêút, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, cho biết đang xem xét tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng thiếu dầu thô sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Ira..

Giám đốc điều hành Chevron dự báo giá dầu phục hồi do nguồn cung thắt chặt

Theo Giám đốc điều hành của Chevron, Michael Wirth, người đã phát biểu tại CNBC Evolve Global Summitt hôm thứ Tư, giá dầu có thể giảm vào thứ Tư, nhưng tình trạng đó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Theo Wirth, nguồn cung thị trường vẫn eo..

Trung Quốc sẽ trợ giá cho các nhà máy lọc dầu nếu giá dầu vượt 130 USD

Trung Quốc sẽ trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu của mình nếu giá dầu quốc tế tăng lên hơn 130 USD/thùng khi nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới muốn đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu và bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng khỏi giá nhiên liệu..

Goldman Sachs: Tồn kho dầu toàn cầu có thể sẽ tiếp tục giảm

Goldman Sachs dự báo dự trữ dầu thô toàn cầu sẽ tiếp tục giảm do cắt giảm sản lượng và tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu, mặc dù tồn kho có thể tăng ở Hoa Kỳ.
“Với dự báo tăng trưởng năm 2017 của ch