Sản lượng dầu thô Lybia gần mức bình thường mới

Libya là một trong những quốc gia sản xuất được theo dõi nhiều nhất trong năm 2017, vì sản xuất hồi phục có nghĩa là nước này được xem là một trong những nước có khả năng làm suy yếu các nỗ lực giải quyết mức tồn kho dồi dào. Tuy nhiên, Lybia đã ký vào thỏa thuận ngày 30 tháng 11 năm 2017 gia hạn hiệp ước cắt giảm sản xuất do OPEC đưa ra đến cuối năm 2018, đồng ý giới hạn sản xuất ở mức 1 triệu thùng/ngày, ngay lập tức Lybia đã bị đưa ra ngoài danh sách như là một ứng cử viên được chú ý nhiều nhất trong năm 2018. Thay vào đó, sau các hành động quân sự  làm gián đoạn sản xuất trong tháng 12, câu hỏi chính sẽ là điều đó tiếp tục sẽ diễn ra ở Libya trong năm 2018 hay liệu nước này có thể duy trì sản xuất ở mức mục tiêu mới của mình.

Bắt đầu năm ngoái với sản lượng giảm xuống dưới 0,7 triệu thùng/ngày và giảm xuống chỉ còn 0,55 triệu thùng/ngày vào tháng 4, Lybia đã có thể tăng sản lượng lên 1 triệu thùng/ngày vào tháng 7. Tuy nhiên, mặc dù có kế hoạch tăng sản lượng lên 1,2 triệu thùng/ngày, nhưng tăng trưởng sản lượng đã chựng lại trong nữa cuối năm 2017 với sản lượng duy trì trong khoảng từ 0,88 đến 0,97 triệu triệu thùng/ngày. Trong tháng 12, sản lượng giảm xuống còn 0,92 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 8, chủ yếu là do các hoạt động quân sự. Vào ngày 26 tháng 12, một đường ống của Libya đã bị những kẻ khủng bố làm nổ tung. Vụ nổ, khoảng 130 km (80 dặm) về phía nam của trạm trung chuyển Es Sider, cắt giảm sản lượng khoảng 70.000 đến 100.000 thùng/ngày, theo NOC. Vào tháng 1, sản lượng của Libya dự kiến ​​sẽ phục hồi gần 1 triệu thùng/ngày sau khi sửa chữa đường ống Es Sider và khởi động lại các mỏ sản xuất của Agoco.

Biểu đồ ở trên cho thấy sức mạnh của sự hồi phục trong sản xuất dầu mỏ Libya được đo bằng sự phục hồi trong xuất khẩu trong năm ngoái. Vào quý 4 năm 2017, xuất khẩu đã đạt mức trung bình gần 0,8 triệu triệu thùng/ngày, tăng so với mức 0,45 triệu thùng/ngày trong Q4/2016 – mặc dù vẫn giảm mạnh so với năm 2012 khi xuất khẩu trung bình 1,3 triệu thùng/ngày. Chúng tôi ước tính xuất khẩu đạt 81% sản lượng năm 2017.

Sử dụng số liệu vận chuyển của AIS, chúng tôi có thể xây dựng một bức tranh tổng thể về xuất khẩu của Libya theo các điểm đến, cập nhật ít nhất ba tháng hơn là so với một hồ sơ tương tự được tạo ra từ dữ liệu thương mại hải quan. Phân tích của chúng tôi cho thấy, mặc dù xuất khẩu sang Châu Á hồi phục nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trong nữa đầu năm 2017, câu chuyện đã hoàn toàn khác biệt trong nửa cuối năm với Nam Âu tiếp quản như là thị trường tăng trưởng chính. Phân tích vận chuyển tàu biển của chúng tôi cũng cho phép chúng tôi nắm bắt được thương mại bổ sung ở Địa Trung Hải không được thu thập bởi các nguồn dữ liệu hải quan – bao gồm cả các nước Đông Địa Trung Hải.

Các phân tích vận chuyển AIS của chúng tôi cũng cho phép chúng tôi tiết lộ việc phân phối các tàu chở dầu phục vụ thị trường xuất khẩu Libya theo kích cỡ tàu. Chiếc tàu chở dầu Aframax chiếm 50% tổng xuất khẩu năm ngoái. Các tàu chở dầu nhỏ hơn chiếm 29% trong khoảng thời gian này, trong khi Suezmaxes (21%) chiếm phần còn lại. Mặc dù là một trong những loại tàu chở dầu có tầm quan trọng ít nhất trong ba phân loại được sử dụng ở đây, nhưng có những dấu hiệu cho thấy Suezmaxes đang trở nên quan trọng hơn đối với thương mại này vì nó chiếm 38% tổng lượng vận chuyển trong tháng 12.

Các bến cảng xuất khẩu dầu mỏ Libya đang lan rộng dọc theo toàn bờ biển Địa Trung Hải. Khoảng 40% xuất khẩu trong năm 2017 được vận chuyển qua các cảng phía tây của Az Zawiya (28%) và Zuwarah (12%), trong khi 20% đi qua cảng phía đông Marsa el-Hariga. Adjabiya (12%), nằm ở trung tâm dọc theo bờ biển, là cảng xuất khẩu quan trọng nhất tiếp theo. Thêm 7 cảng xuất khẩu nữa cung cấp 29% còn lại của việc bốc dỡ hàng hóa.

Nguồn: xangdau.net/Richardson Lawrie Associates Ltd (RLA)

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Gần 100% xăng dầu nhập khẩu Hàn Quốc: Nỗi lo độc quyền

Doanh nghiệp Việt nhập gần 100% lượng xăng từ Hàn Quốc sau khi thuế suất giảm còn 10%. Trong khi đó, lượng xăng nhập từ thị trường truyền thống ASEAN với thuế suất 20% lao dốc không phanh. Việc Hàn Quốc dần th

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp phản đối đề xuất cắt giảm 15% mức sử dụng khí đốt của EU

Những rạn nứt hơn nữa trong một mặt trận thống nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã phát sinh hôm thứ Năm, khi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp phản đối kế hoạch của khối nhằm giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên xuống 15% trong kho..

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm trong tháng 6

Theo tính toán của công ty phân tích năng lượng OilX, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 9,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong tháng trước, thấp hơn khoảng 1,6 triệu thùng/ngày so với tháng Năm.
Tính theo cơ sở hàng năm, các nhà phân tích của OilX lư..

Jordan và Iraq tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí | Hoanghungpetro.com.vn

Hãng thông tấn nhà nước Petra ngày 5/2 cho biết Jordan đã đồng ý ký một thỏa thuận với Iraq để xây dựng 2 đường ống dẫn dầu và khí đốt song song giữa hai quốc gia.
Ảnh minh họa. ..