Sản lượng OPEC xuống mức thấp 12 tháng

Sản lượng dầu thô của OPEC sụt giảm 170.000 thùng/ngày trong tháng trước xuống còn 32,04 triệu thùng/ngày, một cuộc khảo sát các nhà phân tích năng lượng của Bloomberg cho thấy. Đây là mức sản xuất hàng ngày thấp nhất trong cartel kể từ tháng 4 năm 2017, khi nhóm này bơm 31,9 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, một lần nữa sự sụt giảm không phải là kết quả của một nỗ lực có ý thức. Sản lượng của Venezuela tiếp tục giảm thêm 100.000 thùng/ngày nữa trong tháng 3, khiến nền kinh tế Nam Mỹ đang gặp khó khăn trở thành người đóng góp chính cho sự suy giảm sản xuất của OPEC. Venezuela đã bơm 1,51 triệu thùng/ngày trong tháng trước, so với mức hạn ngạch của OPEC là 1,97 triệu thùng/ngày. Tổng mức cắt giảm cộng dồn của nước này tính đến tháng 3 là 557.000 thùng/ngày, so với mức cắt giảm cam kết chỉ 95.000 thùng/ngày.

 Algeria cũng là một nhân tố khác góp phần vào sự sụt giảm sản lượng, với sản lượng giảm 40.000 thùng/ngày xuống còn 1 triệu thùng/ngày trong khi bắt đầu vào mùa bảo dưỡng. Libya cũng là một nước miễn cưỡng có mặt trong danh sách, với sản lượng giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày do đóng cửa giếng dầu.

Saudi Arabia cũng tiếp tục bơm ít hơn mức đã cam kết, với mức trung bình hàng ngày giảm 10.000 thùng nữa trong tháng trước xuống còn 9.87 triệu thùng/ngày. So ra, sản lượng của Nga đã đạt mức cao nhất trong 11 tháng vào tháng 3, đạt 10,97 triệu thùng/ngày, vẫn gần tương đương với cam kết của nước này với OPEC (cắt giảm 300.000 thùng/ngày từ mức trung bình hàng ngày của tháng 11 năm 2016 với 11,247 triệu thùng/ngày. Tại Mỹ, sản lượng dầu thô bình quân hàng này đạt 10,398 triệu thùng/ngày trong tháng 3, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng.

OPEC đã rất lạc quan về việc tuân thủ những cắt giảm vốn được nhất trí hồi tháng 11 và tháng 12 năm 2016, nhưng thực tế chính Venezuela là nước mà cartel phải cảm ơn vì sự tuân thủ này phần lớn đã bị bỏ qua bởi các nhà quan sát trong ngành. Trên thực tế, Cơ quan năng lượng quốc tế gần đây đã cảnh báo rằng sản lượng đang sụt giảm của Venezuela có thể khiến thị trường bị thiếu hụt cung. Tuy nhiên, triển vọng này, hiện giờ còn cách xa khi đối mặt với sản xuất ngày càng tăng từ các nước sản xuất không thuộc OPEC dẫn đầu là Mỹ.

 Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 6/7/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 6/7.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 6/7
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 6/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức 104…

Giá xăng dầu hôm nay 1/3: Căng thẳng nguồn cung, đầu tháng giá tăng | Hoanghungpetro.com.vn

Giá xăng dầu hôm nay 1/3 khởi đầu tháng mới với một phiên tăng điểm nhẹ khi vẫn đề nguồn cung dầu thô tiếp tục căng thẳng.
Giá xăng dầu hôm nay 1/3/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dị..

Mỹ ra dự luật NOPEC, OPEC nói giá dầu sẽ tăng vọt 300%

Các bộ trưởng hàng đầu của OPEC vừa lên tiếng phản đối một dự luật mới của Mỹ nhằm điều chỉnh sản lượng của khối này và cho biết điều này có thể khiến thị trường năng lượng hỗn loạn.
Tuần trước, Ủy ban Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật không sản..

Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự đoán giá dầu bình quân là 65-70 USD/thùng trong năm 2018

Bộ Phát triển Kinh tế dự đoán giá dầu trung bình trong  năm 2018 ở mức 65-70 USD/thùng, Bộ trưởng Maxim Oreshkin cho biết tại một cuộc họp Ủy ban Ngân sách và Thuế của Duma Quốc gia.
“Dự b