Saudi Arabia có thể lấp đầy khoảng trống để lại của dầu thô Iran như thế nào để không phá hủy thỏa thuận OPEC

Quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân đa phương với Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm kiềm chế doanh số bán dầu của Tehran dự kiến ​​sẽ tạo ra những bất đồng nội bộ mới trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC.

Có thể Saudi Arabia – và UAE – sẽ giàn xếp trong những tháng tới bằng cách tăng sản lượng mà không làm xáo trộn các đối tác của họ.

OPEC và các đồng minh của mình, gồm có Nga, đã hợp tác từ đầu năm 2017 để hạn chế sản lượng nhằm giảm lượng cung toàn cầu – một thỏa thuận đã chứng kiến ​​sự tuân thủ mạnh mẽ đáng kinh ngạc và dường như đang hái trái ngọt.

Sự ràng buộc này, tuy nhiên, đang diễn ra trong khi Saudi Arabia – quốc gia từ lâu có sự thù địch với Iran đang ngày càng nóng hơn – cam kết hôm rằng họ sẽ hỗ trợ “giảm thiểu tác động của bất kỳ thiếu hụt nguồn cung tiềm năng nào” do các biện pháp trừng phạt mới.

Câu hỏi đặt ra là liệu viễn cảnh của Saudi Arabia sẽ tham gia chiếm lĩnh thị phần với giá dầu ở mức cao 3,5 năm có thể thúc đẩy sự giận dữ trong nội bộ OPEC và giữa các đồng minh. Nhưng Helima Croft, chiến lược giá hàng hóa tại RBC Capital Markets, cho rằng Saudi Arabia và UAE đều có đủ “các lựa chọn” để bổ sung thêm nguồn cung trên thị trường mà không phá vỡ thỏa thuận về sản lượng.

Bà lưu ý rằng 2 quốc gia này, đều ủng hộ quyết định rời bỏ thỏa thuận hạt nhân của Trump, đã cắt giảm sản lượng nhiều hơn so với yêu cầu trong năm nay. Bà ước tính sản lượng của Saudi thấp hơn khoảng 156.000 thùng/ngày so với hạn ngạch, trong khi U.A.E. là khoảng 32.000 thùng/ngày.

Bằng cách tăng sản lượng thực tế của họ lên các mức hạn ngạch “hai nhà sản xuất cường quốc OPEC này có thể giúp bù đắp trực tiếp tổn thất dầu mỏ của Iran (Iran đã hoạt động ở mức cao hơn một chút so với mức trần) trong khi vẫn giữ nguyên thỏa thuận chung,” Croft viết.

Vẫn chưa rõ có bao nhiêu lệnh trừng phạt mới sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của Iran. Các biện pháp trừng phạt trước đây đã cắt giảm xuất khẩu khoảng 1 triệu thùng một ngày, các nhà phân tích cho biết. Nhưng kể từ khi lệnh cấm vận đã được dỡ bỏ và xuất khẩu được phục hồi, Iran hiện nay xuất khẩu nhiều dầu hơn cho các nước, bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc, có thể ít có xu hướng về hạn chế tiêu thụ dầu Iran của họ.

Nguồn: xangdau.net/MarketWatch

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các chiến lược chấm dứt hiệp ước OPEC/ngoài OPEC: Liên minh manh mẽ Saudi, Nga

Thông báo mới đây của Hoàng tử Saudi Mohammed bin Salman trong chuyến thăm Mỹ gần đây của ông rằng vương quốc đang tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài giữa Saudi Arabia và Nga, kéo ..

Gazprom Neft sẵn sàng tăng sản lượng dầu mỏ khi thỏa thuận toàn cầu nới lỏng

Giám đốc công ty Gazprom Neft, nhà sản xuất dầu mỏ tăng trưởng nhanh nhất của Nga về sản lượng, ông Alexander Dyukov cho biết công ty sẵn sàng tăng sản lượng nếu thỏa thuận toàn cầu về cắt giảm sản lượng ..

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq dự kiến thị trường dầu mỏ cân bằng trong quý 1

 
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, Jabar al-Luaibi cho biết ông lạc quan sẽ có cân bằng cung cầu trong quý 1/2018, dẫn tới thúc đẩy giá dầu mỏ.
Ông Luaibi trả lời các phóng viên rằng tồ..

PVN lãi ròng 9.800 tỷ đồng, vượt 32% kế hoạch 5 tháng

 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thực hiện 51% chỉ tiêu lợi nhuận năm và nộp ngân sách Nhà nước 40.800 tỷ đồng.
Trong tháng 5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ghi nhậ..