Saudi Arabia đã nghiêm túc tăng cường xuất khẩu dầu sang Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Các chuyến hàng thô của Vương quốc Saudi đến Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong khoảng một năm. Trong cùng thời gian, xuất khẩu dầu của nước này sang Mỹ đã giảm gần hai phần ba.
Theo TankerTrackers, hãng số liệu theo dõi các tàu chở dầu và các lô hàng dựa trên hình ảnh vệ tinh và hệ thống nhận dạng tự động của tàu, Saudi Arabia đã xuất khẩu một con số khổng lồ 1.802.788 thùng mỗi ngày sang Trung Quốc vào tháng 7, so với 921.811 thùng/ngày vào tháng 8 năm 2018. Ngược lại, xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 7 là 262.053 thùng/ngày, giảm gần 62% so với mức 687.946 thùng/ngày vào tháng 8 năm ngoái.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với dầu Iran đã hỗ trợ sự chuyến hướng này. Các nhà nhập khẩu năng lượng lớn của châu Á như Trung Quốc đã buộc phải chuyển hướng kinh doanh ra khỏi nước Cộng hòa Hồi giáo – nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC – và bắt đầu mua thêm các thùng dầu của Saudi để bù đắp cho sự thiếu hụt đó.
Mỹ giờ đây tự chủ hơn bao giờ hết, nhờ vào cuộc cách mạng dầu đá phiến, đã giúp nước này trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào cuối năm ngoái.
Nhưng những con số này cũng báo hiệu một sự pha trộn giữa các chiến thuật ngắn hạn và dài hạn đối với, các chuyên gia trong ngành nói.
“Saudi Arabia đã học được từ đợt cắt giảm sản lượng gần đây nhất của OPEC vào năm 2017 mà họ đã kiếm được khoản tiền lớn nhất bằng cách cắt giảm nguồn cung đến thị trường lớn nhất, minh bạch nhất và kịp thời nhất – Mỹ,” ông Matt Smith, giám đốc nghiên cứu hàng hóa phân tích hãng phân tích hàng hóa ClipperData, đề cập đến việc hợp tác cắt giảm sản xuất của OPEC và các đồng minh đã đặt sàn dưới giá dầu giảm.
“Hạn chế nguồn cung đến Mỹ là cách tốt nhất để làm giảm hàng tồn kho và làm thay đổi tâm lý giảm giá, và họ lại sử dụng chiến thuật tương tự này một lần nữa.”
Số liệu của ClipperData, khác với TankerTrackers do các phương pháp theo dõi khác nhau, vẫn cho thấy nhập khẩu dầu thô của Saudi trong tháng 7 của Mỹ giảm hơn 60% so với tháng 10 năm ngoái.
Trong khi đó, ông Smith cho biết, khi Saudi Arabia “kềm hãm tại thị trường minh bạch nhất, nước này đang gửi nhiều dầu thô hơn vào thị trường ít rõ ràng nhất, Trung Quốc.”
Đây là khu vực mà một số nhà phân tích ngành công nghiệp cho biết Riyadh đang sử dụng các chiến thuật ngắn hạn: “ảnh hưởng đến những gì vẫn là chỉ số thị trường nhìn thấy rõ rệt nhất và được theo dõi chặt chẽ nhất, tồn kho dầu thô của Mỹ,” ông Antrine Halff, đồng sáng lập công ty phân tích thị trường năng lượng Kayrros, nói.
Thị trường đã giao dịch chủ yếu dựa trên các còn số hàng tuần của Mỹ, cho đến khi sự phát triển của hình ảnh vệ tinh sẽ cung cấp sự minh bạch hơn về tồn kho toàncầu – đã cung cấp bức tranh tốt nhất về các điều kiện thị trường.
Mặc dù tồn kho trên thị trường toàn cầu xuất hiện nhờ vào dữ liệu vệ tinh, nhưng mục tiêu tác động đến chỉ số tồn kho Mỹ dường như vẫn rất thực tế đối với OPEC nói chung và Saudi nói riêng,” ông nói. “Cho dù đúng hay sai, đây là điểm chuẩn mà mọi người đều chú ý.”
Mặt khác, Trung Quốc, không các nước OECD công bố số liệu tồn kho, và dữ liệu của nó không hiển thị trên thị trường. Halff lưu ý rằng không có sự thành lập chỉ số chuẩn của tồn kho Trung Quốc như là Mỹ.
“Các nhà sản xuất có thể ít quan tâm đến việc tồn kho Trung Quốc hơn là mức tăng tích trữ của Mỹ hoặc OECD như là những chỉ số có thể báo hiệu cho thị trường,” ông nói.
Trong khi nhà đồng sáng lập của TankerTrackers, Samir Madani, đã mô tả Trung Quốc là một “lỗ đen” cho các nhà xuất khẩu dầu thế giới, các nhà phân tích dầu khác nhìn thấy một chiến lược rõ ràng từ Bắc Kinh.
“Người Trung Quốc là những người mua rất thông thái và sắc sảo, các nhà xuất khẩu cung cấp cho họ những lý do rất chính đáng để làm như vậy,” ông Halff nói. Trong điều kiện giá dầu thấp như hiện nay, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới rất vui mừng khi nhu cầu mua dầu thô của Saudi của mình tăng lên, đặc biệt là do việc khởi động hai nhà máy lọc dầu mới sẽ tăng công suất lọc dầu thêm 800.000 thùng/ngày.
Trong những tháng sau khi Tổng thống Donald Trump, áp đặt lệnh trừng phạt đơn phương đối với Iran sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, dữ liệu cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động nhập khẩu dầu thô và hàng tồn kho dầu thô của Trung Quốc. Đây là một phần, một lần nữa, nhờ vào sự sẵn có của các thùng dầu Saudi Arabia,” ông Halff nói và cho cho biết thêm “những lý do phòng ngừa, vì cơ hội giá cả, hoặc để chuẩn bị cho công suất tinh chế mới sắp xuất hiện – hoặc tất cả những điều trên.”
Chốt thị phần châu Á cũng là một mục tiêu dài hạn quan trọng đối với Riyadh, vì nước này cũng như các nhà sản xuất khu vực khác đang cạnh tranh để giành được công suất hạ nguồn trên khắp lục địa. Kế hoạch mua 20% cổ phần của tập đoàn hóa dầu khổng lồ Ấn Độ là Reliance của Saudi Aramco, là ví dụ gần đây nhất về điều này.
Thuận tiện cho Saudi, vì nước này cũng không có nguy cơ mất đi Mỹ với tư cách là khách hàng, nhờ nhà máy lọc dầu Motiva khổng lồ do Aramco sở hữu ở Texas. Do đó, “Aramco sẵn sàng tăng hoặc giảm sang Mỹ dựa trên nhu cầu của chính mình,” cô Ellen Wald, chủ tịch của Transversal Consulting và tác giả của cuốn sách Saudi, Inc., nhận xét.
Mặt khác, với Trung Quốc, Aramco sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi được hỏi vì muốn duy trì mối quan hệ đó, cô nói.
Nói ngắn gọn, “việc Aramco chỉ tăng hoặc giảm xuất khẩu sang Mỹ là dựa trên nhu cầu của mình nhưng ở Trung Quốc, họ muốn đáp ứng nhu cầu dựa trên yêu cầu của khách hàng.”
Nguồn: xangdau.net
Trả lời