Sự chống đối của OPEC đối với kế hoạch nguồn cung của Saudi tăng lên với sự thách thức từ Iraq

Iraq cho biết OPEC nên chống lại áp lực tăng nguồn cung dầu, tăng cường sự phản đối kế hoạch của Saudi Arabia khi nhóm chuẩn bị họp vào tuần sau.

Nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC cho biết hạn chế cung của nhóm vẫn chưa đạt được mục đích của họ, với giá dầu vẫn dưới mức mong muốn. Sự thách thức của Iraq xuất hiện sau sự chống đối tương tự từ Iran và Venezuela, có nghĩa là ba trong số năm quốc gia thành lập OPEC hiện đang phản đối kế hoạch của Saudi.

Mỹ được cho là đã yêu cầu Saudi Arabia và những nước khác nới lỏng hạn chế sản xuất vì giá gần 80 USD/thùng đặt ra một mối đe dọa cho tăng trưởng kinh tế. Tháng trước, vương quốc này và đối tác Nga đã đề xuất tăng nguồn cung cấp vào cuối năm nay, mà không cần hỏi ý kiến các thành viên OPEC.

“Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra”, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar al-Luaibi cho biết trong một tuyên bố. Iraq “bác bỏ các quyết định đơn phương của một số nhà sản xuất không tham khảo ý kiến ​​với những thành viên còn lại”.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ gặp gỡ các đối tác vào ngày 22-23 tháng 6 tại Vienna. Iran và Venezuela – cả hai quốc gia đều bị trừng phạt bởi Mỹ – đã viết thư cho các thành viên OPEC khác thúc giục sự đoàn kết chống lại áp lực của Mỹ. Cả hai nhà sản xuất đều mất thị phần nếu Saudi Arabia và Nga tăng sản xuất.

Iraq phải đối mặt với cả những hạn chế về mặt kỹ thuật trong việc thúc đẩy nguồn cung và tranh cãi chính trị với người Kurd thiểu số đã cản trở xuất khẩu, và do đó có thể có rất ít lợi ích từ bất kỳ thỏa thuận OPEC nào để tăng sản lượng.

“Chúng ta không nên phóng đại sự cần thiết của thị trường dầu mỏ cho nhiều dầu hơn ở thời điểm hiện tại, và điều này có thể gây thiệt hại lớn cho thị trường toàn cầu,” Luaibi nói.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Iraq, Iran và Venezuela có thể làm được gì nhiều để ngăn chặn kế hoạch của Saudi-Nga. Mặc dù các quy chế của OPEC yêu cầu các quyết định được đưa ra bởi sự nhất trí, không gì có thể ngăn chặn Saudi Arabia và các đồng minh vùng Vịnh chỉ đơn giản là tăng sản lượng trong một kế hoạch chung với Moscow.

Nga, bất chấp các mối quan hệ chính trị với Iran và Venezuela, dường như đang trong quá trình nâng cao nguồn cung. Quốc gia này đã bơm 11,09 triệu thùng/ngày trong tuần đầu tiên của tháng Sáu, theo một người năm thông tin về vấn đề này, vượt quá giới hạn 10,95 triệu thùng/ngày.

Saudi Arabia đã hưởng lợi từ quan hệ ngoại giao thắt chặt với Mỹ trong nhiều thập kỷ, và có thể đang phải đối mặt với áp lực phải cắt giảm giá mạnh mẽ khi Tổng thống Donald Trump nhắm mục tiêu Iran – đối thủ chính trị của vương quốc này – với các biện pháp trừng phạt.

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng có thể giảm mạnh vào ngày mai

Phiên điều chỉnh giá xăng ngày mai 21/3 có thể chứng kiến việc giảm giá tương ứng với xu thế của giá xăng dầu thế giới 15 ngày gần đây.
Chuỗi các phiên giảm giá của dầu thế gi..

Bản tin Dầu khí 7/1: Tác động từ việc Mexico ngừng xuất khẩu dầu mỏ

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về ngành Dầu khí thế giới.
1. Qatar, một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, dự kiến ​​sẽ thúc đẩy chi tiêu công trong..

Lạm phát tăng mạnh do tăng giá xăng dầu?

Lạm phát năm 2017 sẽ tiếp tục xu thế tăng và có thể tăng mạnh hơn năm 2016 nếu việc tăng giá dịch vụ công không được kiểm soát chặt chẽ. 
Theo nhận định của Ủy ban Giám sát T

Giá xăng dầu hôm nay 15/3: Tạm ngừng giảm giá sâu

Giá xăng dầu hôm nay 15/3 đã tạm ngừng đà giảm giá kéo dài trong những phiên giao dịch gần đây nhưng nguồn cung thừa thãi vẫn mang tới những nỗi lo lớn. 
Giá xăng dầu h