Tại sao Ả-rập Xê-út nên lo sợ trước sự thống trị của Mỹ trên thị trường dầu

Một trong những diễn biến gần đây quan trọng hơn trong ngành năng lượng toàn cầu là sự hồi phục sản xuất của Mỹ, một phần lớn nhờ vào cuộc cách mạng đá phiến.

Hiện giờ, sau nửa thế kỷ là nhà nhập khẩu ròng, Mỹ đã ở tư thế sẵn sàng trong thập kỷ tới để trở thành một nước xuất khẩu ròng, vì nhập khẩu từ các nguồn lịch sử suy giảm và nhu cầu các sản phẩm năng lượng của Mỹ ở nước ngoài phát triển.

Theo Triển vọng Năng lượng Thế giới của IEA, Mỹ sẽ trở thành lực lượng chi phối trong sản xuất năng lượng trong tương lai gần, vì sự gia tăng từ đá phiến đã khơi mào cho sự bùng nổ lớn nhất trong sản xuất trong hơn 50 năm.

Vào năm 2025, sản xuất khí đốt và dầu tăng ở Hoa Kỳ sẽ biến nước này thành một nước xuất khẩu ròng các nhiên liệu hoá thạch lần đầu tiên kể từ năm 1948. Theo IEA, Mỹ sẽ vẫn là “người dẫn đầu không thể tranh cãi” trong thị trường dầu khí “trong nhiều thập kỷ tới”.

Dự đoán này xuất phát một phần từ tính toán của IEA về dự trữ có thể khai thác ở Mỹ, đặc biệt là đá phiến, mà cơ quan này đã tăng khoảng 30 phần trăm lên 105 tỷ thùng.

Như các nhà phân tích đã lưu ý, những dự đoán của IEA có nghĩa là “giá thấp hơn trong thời gian dài hơn”, khi sản xuất Mỹ vượt quá mong đợi và đáp ứng hầu hết nhu cầu mới toàn cầu. Tổng cộng, Hoa Kỳ sẽ bổ sung nhiều sản lượng mới hơn so với Saudi Arabia trong giai đoạn mở rộng sản xuất của nước này từ 1966-1981. Điều này có thể sẽ làm cho giá trì trệ.

Việc tăng cường xuất khẩu khí tự nhiên, đặc biệt là LNG, sẽ cho phép Hoa Kỳ trở thành một nước xuất khẩu ròng vào giữa những năm 2020, vượt qua Qatar để trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dầu sẽ vượt nhập khẩu vào năm 2027; chính phủ Hoa Kỳ đã dự đoán năm 2026.

Nhu cầu đối với dầu của Mỹ là loại dầu có lượng lưu huỳnh nhẹ – và do đó sạch hơn – sẽ tăng lên khi các quốc gia cố gắng giảm khí thải, chống ô nhiễm không khí và tuân thủ các quy định về không khí sạch. Điều đó có thể dẫn đến sự nhảy vọt trong xuất khẩu Mỹ lên tới khoảng 4 triệu thùng/ngày vào năm 2022, theo Enterprise Partners, một nước xuất khẩu vùng Vịnh.

Đây là một sự phát triển theo tỷ lệ lớn, một điều mà có thể gây một ảnh hưởng lớn đến tình trạng của thị trường dầu mỏ và khí đốt toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ đã là một thị trường nhập khẩu lớn, nhưng tất cả có thể thay đổi. Xuất khẩu dầu của Saudi sang Mỹ đã sụt giảm, rơi xuống mức thấp nhất trong 30 năm: xuống còn 525.000 thùng dầu mỗi ngày từ 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày cách đây một thập kỷ.

Trong khi nguyên nhân ngắn hạn của việc này là do cắt giảm sản xuất của Saudi, như một phần trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, thì sản lượng Mỹ gia tăng có thể khiến sự giảm sút trong nhập khẩu từ Saudi trở thành vĩnh viễn, mặc dù rất khó để chấm dứt hoàn toàn việc nhập dầu từ Saudi. Hoa Kỳ là một nước lớn, và điều kiện cung/cầu khác nhau theo từng vùng khác nhau.

Dầu thô của Saudi sẽ vẫn còn tính cạnh tranh, và miễn là Saudi Aramco còn giữ lại nhà máy lọc dầu lớn của họ tại Motiva ở Texas, thì nhập khẩu từ Ả Rập sẽ tiếp tục, dù với tốc độ chậm lại. Nguồn cung cho Motiva từ Saudi chiếm 36 phần trăm trong tổng số, với nhiều dầu hơn được vận chuyển từ Iraq.

Saudi dường như không lo lắng nhiều về sự sụt giảm trong thị phần Mỹ. Họ đang trông chờ vào thị trường châu Á – đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ – để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của họ. Theo kế hoạch kinh tế Tầm nhìn năm 2030, đứa con tinh thần của Thái tử Mohammed bin Salman, nền kinh tế Saudi sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch, đa dạng hóa trong một nỗ lực để trở nên linh hoạt hơn và ít dễ bị tổn thương trước những cú sốc giá dầu. Việc IPO Saudi Aramco được ​​nhiều mong đợi dự kiến vào năm tới là bước đi đầu tiên.

Không thật chính xác để nói về “năng lượng độc lập” nếu năng lượng vẫn là một mặt hàng toàn cầu. Hoa Kỳ có thể bắt đầu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, nhưng điều đó sẽ không làm giảm nhu cầu dầu thô nhập khẩu, đặc biệt là từ Canada và Trung Đông, nơi thô vẫn còn rẻ và dồi dào.

Nhưng thật khó để tranh luận về tầm quan trọng lịch sử của việc chuyển đổi này. Trong nửa đầu của thế kỷ hai mươi, Hoa Kỳ là nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, cụ thể sản xuất hơn một nửa nguồn cung thế giới. Nhu cầu cho chiến tranh và hòa bình làm cạn nguồn dự trữ trong nước trong khi một sự thay đổi chiến lược để gia tăng sản xuất ở Trung Đông đã khiến sản xuất Mỹ sụt giảm so với mức tiêu thụ trong những năm 1940. Hoa Kỳ đã trở thành một nước nhập khẩu ròng vào năm 1948 và đạt mức sản lượng tối đa vào năm 1970, và rồi đã chứng kiến ​​sự sụt giảm 40 năm về sản lượng và sự tăng vọt trong nhập khẩu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bản tin video ngày 06-12-2021: Giá tăng 1 đôla trong phiên châu Á đầu tuần | Hoanghungpetro.com.vn

 
Dầu tăng giá vào sáng thứ Hai trong phiên châu Á sau khi Ả Rập Xê-út nâng giá dầu thô xuất khẩu tới châu Á và Mỹ. Trong khi đó, các cu..

Doanh thu Petrolimex tăng vọt nhờ dầu thô lên giá

   Tổng doanh thu thuần hợp nhất (của các đơn vị thành viên Petrolimex trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh) đạt 35.801 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng chủ yếu do giá dầu th

Cản đà tăng giá xăng dầu: Xem xét chính sách thuế môi trường

Trao đổi với PV Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ đã giao Vụ Chính sách thuế và Tổng cục Thuế chuẩn bị, nghiên cứu, xây dựng phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, để kịp thời báo c..

Tiếp tục giữ trần thuế bảo vệ môi trường với xăng 8.000 đồng/lít

Bộ Tài chính vừa ban hành dự thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường, theo đó, mặt hàng xăng vẫn giữ khung mức thuế 3.000 – 8.000 đồng/lít như tại dự thảo trước đ