Tại sao nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ đạt đỉnh, trái ngược với nguồn cung dầu đạt đỉnh?

Ngành công nghiệp dầu mỏ khá quen thuộc với khái niệm “Nguồn cung dầu đỉnh điểm” nhưng mọi người thấy khó mà tin rằng có một khía cạnh khác của lý thuyết, đó là “Nhu cầu tiêu thụ dầu đỉnh điểm.” Phân tích dưới đây sẽ xem xét lý do tại sao khái niệm nguồn cung dầu đỉnh điểm đã không thành hiện thực và tại sao người ta nên tin rằng khái niệm nhu cầu tiêu thụ dầu đỉnh điểm sẽ thành hiện thực.

Lý thuyết nguồn cung dầu đỉnh điểm

Trở lại lịch sử, thuật ngữ “cung dầu đỉnh điểm” được đặt ra vào những năm thập niên 1950 bởi M. King Hubbert, người đã dự đoán rằng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 1970 và sẽ giảm với cùng tốc độ khi nó xuất hiện. Nhưng trong lịch sử của thời đại dầu khí, Matt Simmons sẽ được ghi nhớ vì lời tuyên bố gây chú ý về cung dầu đỉnh điểm.

Trên thực tế, bất cứ khi nào giá dầu tăng một cách bất thường (1973, 1979, 2005, 2007, 2008, và 2009-2014) do nhiều lý do, thế giới thường hoảng sợ. Đột nhiên, báo chí xuất hiện đầy rẫy những bài báo viết về sự thiếu hụt dầu (đỉnh điểm dầu) và giá dầu sẽ tăng lên mức 150 USD đến 200 USD một thùng. Khi giá dầu sụp đổ, khái niệm này chỉ tạm thời bị gác sang một bên chứ không chấm dứt hẳn.

Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào nguồn cung dầu đỉnh điểm đã không thành hiện thực ở giai đoạn đầu? Câu trả lời đơn giản là lý thuyết nguồn cung dầu đỉnh điểm được dựa trên các giả định rằng không có sự tiến bộ trong công nghệ sẽ diễn ra theo thời gian.

Thế giới ngày nay tốt đẹp hơn những năm thập niên 1950, trái với dự đoán của Đỉnh điểm Dầu. Những tiến bộ công nghệ nhanh chóng trong khoan 3 chiều, khoan ngang, fracking và hoàn thiện đa phần đã thách thức khái niệm Đỉnh điểm Dầu. Kể từ giữa năm 2014, giá dầu đã giảm và chỉ còn 30 USD vào tháng 1 năm 2016 và hiện đang dao động quanh mức 50 USD/thùng. Một lý do rõ ràng cho điều này là sự bùng nổ của dầu mỏ và khí gas đá phiến sét ở Mỹ. Chúng ta đã chứng kiến ​​một nguồn cung cấp mới trước đây bị mắc kẹt dưới các bể đá phiến khổng lồ trên khắp thế giới do độ thẩm thấu rất thấp, nhưng hiện giờ đã sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Việc chiết xuất được dầu khí đá phiến này và những phát hiện truyền thốn ở những lưu vực biên giới mới đã có thể thực hiện được do những tiến bộ công nghệ – kỹ thuật khoan ngang và fracking. Không ai hiện nói về nguồn cung dầu đỉnh điểm; thay vào đó, có một cuộc tranh luận đang diễn ra chính là khi nào nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ đạt đỉnh điểm.

Lý thuyết tiêu thụ dầu đỉnh điểm

Trái ngược với lý thuyết nguồn cung dầu đỉnh điểm, nhu cầu tiêu thụ dầu đỉnh điểm dựa trên các giả định về cải tiến công nghệ liên tục. Nó cũng dựa trên thực tế là các tiến bộ công nghệ không chỉ diễn ra trong ngành công nghiệp dầu khí, mà còn nhanh chóng cải thiện trong các nguồn cung năng lượng cạnh tranh khác như năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, sự thay đổi cơ cấu quyết liệt trong ngành công nghiệp ô tô sẽ hạn chế nhu cầu tiêu thụ dầu. Xe điện sẽ được thay thế bởi ICEs. Sự xuất hiện rộng rãi của taxi điện tự lái sẽ làm giảm sự cần thiết phải sở hữu xe cá nhân. Theo một nghiên cứu của Tony Seba, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ đạt mức 100 triệu thùng/ngày vào năm 2020, giảm xuống còn 70 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Một bài báo do Andreas và Salman viết (Các công ty mỏ hãy thức tỉnh: xe điện sẽ làm giảm nhu cầu dầu) dự báo rằng EV sẽ thay thế khoảng 14 triệu thùng/ngày trong ước tính thấp nhất và 39 triệu thùng/ngày trong ước tính cao nhất vào năm 2040.

Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đã đạt đỉnh tại Bắc Mỹ năm 2005 và Châu Âu và Á Âu vào năm 1979. Vì vậy, một lập luận chống lại lý thuyết nhu cầu tiêu thụ dầu đỉnh điểm là các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất sẽ cần nhiều năng lượng hơn, như Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác. Đây là lý do tại sao khái niệm về nhu cầu tiêu thụ dầu đỉnh điểm có thể không bao giờ thực sự xảy ra, thậm chí sau năm 2050. Lời biện hộ như vậy dựa trên cơ sở các quốc gia này sẽ không làm gì để giải quyết các vấn đề môi trường và tôn trọng các cam kết của họ đối với Hiệp định Paris.

Tại sao nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ đạt đỉnh?

Nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ đạt đỉnh điểm do các cam kết về môi trường, sự chuyển đổi của ngành công nghiệp ô tô và sự tấn công của các nguồn năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo và Chi phí

Cuối năm 2016, công suất phát điện gió toàn cầu tăng lên đến 486 gigawatt (GW), tăng từ 24 GW vào năm 2001. Sự tăng trưởng đáng kể trong năng lượng tái tạo liên quan đến cải tiến công nghệ và chi phí giảm. Năng lượng gió của Trung Quốc tăng lên 168 GW vào năm 2016 so với 7 GW trong năm 2007.

Trong trường hợp này, do sự thâm nhập vào EV, hybrid, pin nhiên liệu và các loại xe tự trị dự kiến ​​sẽ thay thế 13,8 MMbd, nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2035. Trong trường hợp cao, ngành công nghiệp ô tô dự kiến ​​sẽ thay thế khoảng 39 MMbd vào năm 2040, và Đỉnh dự kiến ​​sẽ diễn ra vào năm 2025.

Công suất năng lượng mặt trời cũng tăng lên 200 GW vào năm 2015 và trong vòng 4 năm tới, BSW-Solar dự báo công suất ​​năng lượng mặt trời PV toàn cầu sẽ tăng gấp đôi. Theo BNEF, vào những năm thập niên 2030, gió và mặt trời sẽ là các loại năng lượng điện rẻ nhất trên thế giới.

Một sáng kiến ​​liên tục sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu đỉnh điểm là sự thúc đẩy cho các động cơ điện. Pháp và Vương quốc Anh sẽ cấm tất cả các động cơ xăng và dầu diesel vào năm 2040 để ủng hộ EVs và xe hybrid trong khi Volvo đang loại bỏ xe ô tô để mỗi dòng xe mới mới đưa ra từ năm 2019 sẽ là xe điện. Các sáng kiến ​​tương tự đã được thực hiện bởi các nhà sản xuất ô tô khác. Doanh số bán xe điện tại Trung Quốc tăng 70% trong năm ngoái.

Nguồn cung dầu đỉnh điểm không bao giờ xảy ra do tính năng động của ngành công nghiệp dầu khí và những tiến bộ liên tục trong công nghệ. Thế giới năm 2017 tốt hơn nhiều so với thập niên 1950. Trữ lượng dầu khí và vòng đời sản xuất đều đã được cải thiện mặc dù sản xuất và tiêu thụ tăng đáng kể. Các phương pháp khoan ngang, 3-D, khoan ngang và hoàn tất đa phần và thủy lực cho phép sự phục hồi của các nguồn cung dầu và khí tự nhiên (đá phiến sét, khí mêtan trong tầng than đá, và các hình thức phi truyền thống khác) mà trước đó đã không mang lại lợi nhuận nếu sản xuất.

Mặt khác, “Tiêu thụ Dầu Đỉnh điểm” có khả năng sẽ xảy ra trong vòng 10-15 năm tới, nhờ  vào sự cải tiến liên tục về công nghệ trong các nguồn năng lượng tái tạo, sự tấn công của EVs, xe tự lái, hiệu suất năng lượng, và áp lực về môi trường để phù hợp với Hiệp định Paris. Không còn  nghi ngờ gì nữa giống như than đá, nhu cầu dầu mỏ sẽ đỉnh điểm, nhưng có nhiều ý kiến khách nhau ​​về thời điểm đó. Một số người cho rằng nhu cầu dầu đỉnh điểm có thể đến vào năm 2025, một số khác thì tin là sẽ diễn ra vào năm 2040, trong khi những người khác cho rằng nó không thể diễn ra sau năm 2050.

Dự báo trong bài báo “Các công ty mỏ hãy thức tỉnh: xe điện sẽ làm giảm nhu cầu dầu” và dự báo của EIA (IEO-2016) cũng như dự báo chính sách tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu hiện nay của IEA nêu bật trong “Các công ty dầu mỏ sẽ tái xem xét đầu tư thượng nguồn dài hạn hay không?” Cả hai cơ quan này đều dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2040 dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 121 triệu thùng/ngày, cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu đỉnh điểm có thể không xảy ra cho đến ít nhất là năm 2040. Hai kịch bản khả thi được nêu bật trong đồ thị dưới đây.

Trong trường hợp này, do sự tấn công của EV, hybrid, pin nhiên liệu và các loại xe tự động dự kiến ​​sẽ thay thế 13,8 triệu thùng/ngày, nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2035. Trong trường hợp cao, ngành công nghiệp ô tô dự kiến ​​sẽ thay thế khoảng 39 triệu thùng vào năm 2040, và đỉnh dự kiến ​​sẽ diễn ra vào năm 2025.

Nhu cầu tiêu thụ dầu đỉnh cao, do đó, khá có thể xảy ra trước năm 2030. Các công ty dầu mỏ vẫn đang đặt cược tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ sẽ diễn ra sau năm 2050 cần phải đánh giá lại chiến lược đầu tư của mình.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá năng lượng tại thị trường thế giới ngày 1/12/2017

Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 12 (1/12/2017 – giờ Việt Nam) sau khi OPEC và các nhà sản xuất lớn đồng ý kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượ..

Lý do khiến cắt giảm của OPEC đã không hiệu quả

Chỉ một vài tháng trước, OPEC, một nhà kiểm soát thị trường dầu mỏ dấu mặt, dường như có kế hoạch làm tăng giá dầu: nhóm này, cùng với một số nước sản xuất không thuộc OPEC, ..

Saudi Arabia có thể nâng giá bán dầu tháng 1 sang châu Á lên trên mức cao 3 năm

Nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu Saudi Arabia được dự kiến nâng giá dầu giao tháng 1 loại Arab Light sang châu Á lên mức cao nhất trong hơn 3 năm.
Nhu cầu mạnh tại châu Á và việ..

Giá xăng dầu tăng cao, vì sao có chuyện càng bán càng lỗ?

Giá xăng dầu thế giới liên tiếp tăng, lên mức cao nhất trong 14 năm qua khiến DN xăng dầu rơi vào tình trạng “càng bán càng lỗ”.
Lỗ chồng lỗ vẫn phải bán hàng
“Quá khó khăn!”, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn, được giao..