Tại sao sự bùng nổ đá phiến của Trung Quốc đang gặp khó?


Một vài năm trước đây, đã có rất nhiều cuộc nói chuyện về một cuộc cách mạng đá phiến của Trung Quốc khi nhu cầu phát triển nhanh chóng về khí tự nhiên của nước này đã dẫn đến sự hăm hở trong việc thăm dò các giếng dự trữ khí đá phiến tiềm năng khổng lồ. Sau đó, sự cường điệu lắng xuống khi nhận rằng sự nhiệt tình là quá sớm. Bây giờ nó trở lại với một cấp độ dữ dội hơn và một bộ những công nghệ fracking được sản xuất ở trong nước mà rốt cuộc có thể thúc đẩy việc triển khai những nguồn tài nguyên khổng lồ này.

Trung Quốc có trữ lượng khí đá phiến có thể phục hồi là 1.115 ngàn tỷ feet khối, theo ước tính mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng từ năm 2015 cho thấy. Điều này làm cho quốc gia này trở thành nơi chứa khí đá phiến lớn nhất, với Argentina đứng thứ hai nhưng cách rất xa với chỉ hơn 800 nghìn tỷ feet khối  một chút. Tuy nhiên, rất khó để Trung Quốc có thể lặp lại sự bùng nổ khí đá phiến như ở Mỹ.

Các mỏ khí đá phiến của Trung Quốc nằm ở những khu vực xa xôi, thách thức về mặt địa chất. “Thử thách về mặt địa chất” có nghĩa là chúng ở các khu vực vùng núi và các tảng đá chứa khí nằm sâu hơn nhiều so với các lưu vực đá phiến ở Mỹ. Ngoài ra, các mỏ khí nằm ở vùng hẻo lánh đồng nghĩa với không có cơ sở hạ tầng được thiết lập cho việc sản xuất và vận chuyển tất cả hàng nghìn tỷ feet khối khí này.

Tất nhiên, Trung Quốc bây giờ được biết đến vì đã từ bỏ khi đối mặt với những thách thức, do đó, nước này đã và đang thực hiện để phục hồi các feet khối có thể phục hồi. Do các đặc điểm địa chất của mỏ khí của mình, các công ty năng lượng trong nước đã triển khai các phương pháp fracking độc quyền đặc biệt nhắm vào các loại đá chứa khí trong vùng. Họ cũng đã cắt giảm đáng kể chi phí khoan của mình. So với năm 2010, chi phí thăm dò cũng giảm 40%, theo Wood Mackenzie, và chi phí giếng sản xuất giảm 25% kể từ năm 2014.

Bắc Kinh cũng đang hỗ trợ cho họ. Trong tháng này, chính phủ đã giảm 30 phần trăm thuế tài nguyên đối với khí đá phiến để kích thích sản xuất khí đá phiến khi nhu cầu tiếp tục mở rộng với tốc độ chóng mặt. Ngoài ra còn có các khoản trợ cấp hiện đang ở mức khoảng 0,048 đô la Mỹ (0,3 NDT) cho mỗi mét khối khí đá phiến mặc dù có kế hoạch hạ chúng xuống 0,032 đô la Mỹ (0,2 NDT). Vì những khoản trợ cấp này là rất cần thiết cho các nhà sản xuất khí đá phiến lớn nhất trong nước, CNPC và Sinopec, nên việc giảm bớt khoản trợ cấp sẽ thúc đẩy nhiều nghiên cứu hơn trong việc cải thiện năng suất và giảm chi phí.

Triển vọng cho khí đá phiến của Trung Quốc trông tươi sáng mặc dù nước này sẽ không thể đáp ứng mục tiêu sản xuất đầy tham vọng của mình với 30 tỷ mét khối cho năm 2020. Lý do là vì những điều đã nêu ở trên: địa chất và những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Nhưng Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi sản lượng khí đá phiến lên 17 tỷ mét khối một năm vào năm 2020, các nhà phân tích của Wood Mac cho biết gần đây. Trung Quốc sẽ đưa thêm vào gần 700 giếng mới vào năm 2020 tại ba mỏ lớn, hai trong số đó được quản lý bởi PetroChina và một bởi Sinopec, tất cả đều ở Tây Bắc. Hãng tư vấn năng lượng này ước tính tổng khoản tiền đầu tư vào công suất sản xuất mới là 5,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, sẽ không lặp lại trường hợp bùng nổ như đá phiến Mỹ. Thay vào đó, khí đá phiến của Trung Quốc là một sự cải cách chậm về công nghệ và tăng dần về sản lượng bởi vì những hạn chế không phải là cái có thể được xóa bỏ mà không cần thời gian. Theo một số người, việc thiếu một thị trường mở và nhiều sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cũng đang gây ảnh hưởng đến cơ hội của Trung Quốc trong cuộc cách mạng khí đá phiến, nhưng Bắc Kinh đã và đang chứng minh nhiều lần rằng thương hiệu của nền kinh tế theo kế hoạch phần lớn hoạt động một cách đáng ngạc nhiên. Nơi nó dường như không hoạt động – liên quan đến khí – là trong việc tạo ra các kế hoạch thực tế về cung và cầu theo cách mà sẽ đảm bảo đủ cung để đáp ứng cho cầu.

Mùa đông năm ngoái, nhiều khu vực ở Trung Quốc không có lò sưởi vào giữa mùa đông vì không có đủ khí đốt để thay thế cho than đá. Bây giờ, mặc dù tổng sản lượng khí trong nước đang tăng, nhưng nó không phát triển đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu. Có lẽ, tại một thời điểm nào đó trong tương lai nó sẽ đủ, nếu các công ty khai thác  đá phiến có thể tìm ra nhiều cách hơn để chiết xuất khí từ đá phiến với chi phí thấp và hiệu quả. Đối với việc này, họ có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các công ty năng lượng quốc tế.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG sáng 23/1: Giá nhiều mặt hàng tăng do USD giảm

 
Phiên giao dịch 22/1 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 23/1 giờ VN), giá dầu, vàng và cà phê tăng trong bối cảnh USD giảm do Chính phủ Mỹ tiếp tục đ

Giá xăng dầu hôm nay 26/7: Tiếp đà giảm mạnh

Nhu cầu tiêu thụ giảm, đặc biệt lo ngại đợt tăng lãi suất mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khiến giá dầu hôm nay quay đầu đi xuống.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 26/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2..

TT dầu TG ngày 12/3: Giá tăng do hoạt động khoan dầu của Mỹ giảm

Các thị trường dầu mỏ tăng trong ngày hôm nay do số lượng giàn khoan của Mỹ giảm và do kinh tế Mỹ tiếp tục tạo thêm việc làm mà ngành dầu mỏ hy vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên l..

Xăng tăng gần 600 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay

Từ 15 giờ hôm nay (4.8), giá mỗi lít xăng RON 92 sẽ tăng thêm gần 600 đồng. 
Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ 15 giờ chiều nay, 4.8
Liên Bộ Công thương – Tài chính vừa đưa ra quyết địn..