Tại sao xuất khẩu dầu của Mỹ đang tăng vọt?

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đang tăng nhanh và tới tay càng nhiều người mua trên toàn thế giới, trong đó có các trung tâm nhu cầu đang phát triển nhanh nhất ở châu Á, thành trì truyền thống của các nhà xuất khẩu dầu Trung Đông.

Việc sản lượng Mỹ bùng nổ, mở rộng đường ống và năng lực xuất khẩu, cộng với chênh lệch giá thấp hơn 3 USD/thùng của giá WTI giao ngay so với Brent đã hỗ trợ cho sự gia tăng xuất khẩu dầu của Mỹ vào năm ngoái.

Năm nay, có vẻ như ba động lực chính của xuất khẩu Mỹ- là sản xuất cao hơn, công suất cao hơn, và chênh lệch WTI-Brent cao hơn- đều đang hiện diện, dẫn đến sự gia tăng liên tục của các lô hàng nước ngoài.

Trong năm 2017, năm thứ hai kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ được dỡ bỏ vào cuối năm 2015, thì xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng gấp đôi so với năm 2016, đạt trung bình 1,1 triệu thùng/ngày, EIA cho biết trong tuần này.

Năm ngoái, Mỹ đã vận chuyển dầu sang 37 quốc gia, tăng từ 27 nước vào năm 2016. Canada vẫn là thị trường xuất khẩu dầu lớn nhất của Mỹ, nhưng tổng thị phần lại giảm xuống 29% trong năm ngoái từ 61% của năm 2016. Sự gia tăng đáng chú ý trong xuất khẩu dầu của Mỹ đã được ghi nhận không ai khác ngoài Trung Quốc, nơi mà Nga và Ả-rập Xê-út đã và đang cạnh tranh với nhau trong nhiều năm để có vị trí hàng đầu, trong đó Nga đã giành được ưu thế trong hai năm qua.

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc chiếm 202.000 thùng/ngày – tương đương 20%- trong ​​ tổng mức tăng 527.000 thùng/ngày của năm 2017, dữ liệu EIA cho thấy. Trung Quốc đã vượt qua Anh và Hà Lan để trở thành điểm đến lớn thứ hai đối với xuất khẩu dầu thô của Mỹ trong năm ngoái, chỉ sau Canada.

Một nhà nhập khẩu dầu thô lớn khác của Châu Á, Ấn Độ, nước này đã không nhập bất cứ thùng dầu nào của Mỹ vào năm 2016, nhưng đã mua 22.000 thùng/ngày vào năm 2017, có cùng vị trí với Tây Ban Nha như là điểm đến lớn thứ 10 trong doanh số bán dầu thô của Mỹ.

Không phải chỉ vì sản lượng của Mỹ cao khiến xuất khẩu tăng lên mà chênh lệch giữa WTI-Brent là một động lực lớn vào năm ngoái. Giá Brent giao ngay trung bình cao hơn 3,36 USD/thùng so với giá WTI vào năm 2017, so với mức chỉ có 0.4 USD/thùng vào năm 2016, “tạo động lực để xuất dầu thô của Mỹ vào thị trường quốc tế”, EIA cho biết.

Theo EIA, năm nay cần phải có những điều kiện về sản lượng, cơ sở hạ tầng và chênh lệch giá WTI-Brent tương tự để duy trì xu hướng tăng trong xuất khẩu dầu của Mỹ. Và có vẻ như tất cả những điều kiện này có thể sẽ được hoàn thành vào năm 2018.

Tổng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình khoảng 10.7 triệu thùng/ngày trong năm 2018, tăng so với mức trung bình 9.3 triệu thùng/ngày của năm 2017, và giá WTI trung bình sẽ thấp hơn Brent 4 USD/thùng trong cả năm 2018 và 2019, EIA cho biết trong báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn mới đây nhất – một khoảng cách có lợi cho xuất khẩu của Mỹ.

Cho đến nay, tổng sản lượng dầu của Mỹ đã vượt qua nhà sản xuất hàng đầu trong OPEC- Saudi Arabia, và Hoa Kỳ đang trên đường qua mặt Nga để trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới sớm nhất vào cuối năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.

Về năng lực xuất khẩu, Cảng dầu ngoài khơi Louisiana (LOOP) gần đây đã vận chuyển dầu của Mỹ trên tàu siêu chở dầu quy mô lớn nhất ra khỏi nơi đó sau khi cảng được mở rộng để đón các tàu lớn hơn. Những siêu tàu chở dầu này, có khả năng chở 2 triệu thùng dầu, có thể làm giảm chi phí vận chuyển, do đó làm cho việc xuất khẩu của Mỹ thậm chí còn hấp dẫn hơn, nhất là trên các tuyến đường dài đến những thị trường “đói” dầu ở Châu Á.

Xuất khẩu của Mỹ tới Châu Á gia tăng đang lấy mất thị phần của các nhà sản xuất OPEC và đe dọa đến việc rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Warren Patterson, một nhà chiến lược hàng hóa tại ngân hàng ING Groep của Hà Lan, gần đây nói với Bloomberg.

Xuất khẩu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên trong trung hạn và đến năm 2022, Hoa Kỳ sẽ là nước xuất khẩu dầu lớn thứ tư trên thế giới sau Ả-rập Xê-út, Nga và Iraq, hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết hồi cuối tháng 1. Mỹ sẽ xuất khẩu 4 triệu thùng mỗi ngày dầu thô ngọt nhẹ có trọng lượng API từ 38 đến 45 vào năm 2022, WoodMac ước tính.

Mỹ sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu nặng, nhưng dầu thô nhẹ của nước này sẽ tìm thấy một thị trường, nhờ sự tăng trưởng nhu cầu toàn cầu được ước tính đạt khoảng 5 triệu thùng/ ngày trong vài năm tới.

Rồi thì, sản lượng đá phiến tăng lên được cho là ​​sẽ có tác động lâu dài đối với chênh lệch giá dầu thô. Brent cao hơn trung bình dưới 3 USD/thùng so với WTI trong ba năm qua, nhưng WoodMac dự báo ​​khoảng cách này sẽ ở mức khoảng 6 USD/thùng trong những năm tới.

Cho đến nay, năng lực sản xuất và xuất khẩu của Mỹ cao hơn cùng với giá của Brent cao hơn so với WTI đang tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Mỹ. Tình trạng xâu xé sẽ tới chừng mực nào và Mỹ có thể trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới nhanh thế nào sẽ phụ thuộc vào giá dầu và chênh lệch giá, tốc độ tăng trưởng sản lượng của Mỹ cũng như phản ứng có thể từ OPEC là liệu nhóm có sớm quyết định rằng đã đến lúc bắt đầu bảo vệ thị phần của mình hay không.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thận trọng với tăng thuế xăng dầu

Các chuyên gia kinh tế cho rằng không nên tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu để “cứu” ngân sách. Mức tăng 8.000 đồng/lít là quá cao, vượt mức chịu đựng của người d

G7 mở đường cho việc gia tăng chi tiêu vào dầu và khí đốt

Bất chấp các cam kết giảm phát thải và chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn từ phía các chính phủ ở châu Âu và Bắc Mỹ, đầu tư vào dầu mỏ sắp sửa bắt đầu tăng trở lại. Dấu hiệu rõ ràng nhất là cuộc họp G7 trong tuần này, nơi các thành viên của nh..

Thị trường dầu thô sẽ biến động ra sao năm 2018?

Cho dù việc cắt giảm sản lượng của OPEC vẫn có hiệu lực hay dầu đá phiến của Mỹ vẫn tiếp tục hút thị phần, thì thị trường dầu thế giới nhiều khả năng vẫn sẽ diễn biến theo hai xu hướng riêng biệt.
Những b..

Dư thừa dầu toàn cầu gần như không còn

Theo số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dư thừa dầu toàn cầu gần như đã được xóa bỏ nhờ tác động của thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu do OPEC và Nga dẫn đầu và nhu cầu dầu to