Tăng thuế chưa công bằng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo nghị quyết trình Chính phủ về biểu Thuế bảo vệ môi trường (BVMT). Theo đó, từ ngày 1-7-2018, mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng dầu được đề xuất tăng lên kịch khung quy định của luật. 

Cụ thể, xăng tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít. Dầu diezel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Mỡ nhờn từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg.

Với đề nghị tăng thuế BVMT như trên, mỗi năm, Bộ Tài chính sẽ thu được thêm gần 15.700 tỷ đồng. Trong tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính lý giải việc đề xuất tăng thuế xăng dầu do Việt Nam đang thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) và thuế nhập khẩu đang giảm rất nhanh. Nguồn thu từ thuế BVMT với xăng dầu là 1 nguồn để bù đắp lại nguồn thu ngân sách.

Như vậy, chưa đầy 1 năm, đã có tới 3 lần Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuế theo hướng tăng mức thuế của nhiều sắc thuế như thuế BVMT với xăng, dầu; thuế GTGT với nhiều mặt hàng. Đồng thời, áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với nhiều loại hàng hóa. Vấn đề đặt ra là hiện nay nhiều ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nhưng tại sao chỉ đánh vào xăng là mặt hàng thiết yếu, nhu cầu sử dụng hàng ngày?

Năm 2017 tăng trưởng GDP nước ta đạt 6,81%, trong đó chủ yếu do đóng góp của tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 14,5% và tăng trưởng về xuất khẩu lên đến 21%.

Chúng ta mừng rỡ với những con số này, nhưng nên biết rằng nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu còn phát thải lượng khí nhà kính (GHG) ra môi trường ở mức độ cao nhất. Trong đó riêng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là sản xuất thép, nhiệt điện thép thải ra lượng GHG gần gấp 3 lần mức bình quân chung của nền kinh tế.

Trong báo cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trường ước tính lượng phát thải GHG bình quân của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 khoảng 200-300 triệu tấn, tức mỗi năm tăng bình quân 10%. Trong khi GDP tăng bình quân giai đoạn này xấp xỉ 6,2%.

Như vậy đến 2020 nếu cấu trúc kinh tế không thay đổi, vẫn khuyến khích tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo, chính sách vẫn ưu ái xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và không hướng nguồn lực đầu tư vào tăng trưởng xanh, chất thải nhà kính GHG sẽ tăng lên trên 550 triệu tấn, cao hơn mức dự báo của Liên hiệp quốc cho Việt Nam là 466 triệu tấn.

Chúng ta không thể vì thất thu thuế từ thực hiện các FTA mà tìm cách tăng thu thuế nội địa, tăng mọi loại thuế trong nước vốn đã phải chịu quá nhiều thuế, phí. Hiện 1 lít xăng đang phải gánh trên mình hàng chục loại thuế, phí như thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế BVMT, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn. So với các mặt hàng khác, thuế BVMT với xăng, dầu vẫn chiếm đa số trong tổng thu ngân sách từ thuế BVMT (khoảng 93%). Vì thế, đề xuất tăng thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng dầu lên kịch khung sẽ khiến người dân vô tình sẽ phải “cõng” trên lưng rất nhiều loại thuế gián tiếp sắp sửa tăng đều.

Trên thực tế, thuế BVMT và một loạt sắc thuế gián thu khác đang nhăm nhe (gần như chắc chắn) tăng để bù đắp nguồn thu khi nước ta tham gia các FTA.

Tại rất nhiều hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đã thảo luận về khả năng thu lợi khi tham gia các FTA. Theo đó, khi sản xuất trong nước chỉ là sản xuất gia công và xuất khẩu bản chất là xuất khẩu hộ nước khác thì khả năng này rất thấp.

Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu từ mô hình cân đối liên ngành (I/O) cho thấy lượng phát thải GHG của Việt Nam thực sự đáng báo động, đặc biệt ở 2 lĩnh vực mà nền kinh tế lấy làm tự hào là nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu hàng hóa. Vậy mà thời gian qua, vấn đề phát thải GHG thường bị đổ cho hoạt động vận tải và người tiêu dùng sử dụng phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, liệu có công bằng?

Thời gian qua, chúng ta đã nỗ lực trong việc phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết hợp với tăng cường hiện đại hóa các phương tiện giao thông công cộng, là biện pháp hữu hiệu để giảm lượng khí thải do giao thông gây ra.

Bên cạnh đó đẩy mạnh khuyến khích người dân sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng sạch; tăng cường kiểm soát khí thải phương tiện khi tham gia giao thông. Trong bối cảnh đó, việc đề xuất tăng kịch khung thuế BVMT của Bộ Tài chính đối với xăng dầu không khỏi khiến nhiều người bức xúc. Dưới góc nhìn của mình, nhiều người dân giật mình tự nhủ rằng Nhà nước cứ hăm hở đi ký các FTA, chưa thấy mấy cơ hội được tận dụng để biến thành lợi ích thực sự, cụ thể, trong khi người dân đã phải oằn lưng chịu gánh nặng về thuế.

Kinh tế Việt Nam năm 2017 tăng trưởng kỳ tích, năm kinh tế thắng lợi, lẽ ra người dân phải được hưởng lợi hơn, chứ không phải chịu thêm gánh nặng về thuế. Theo đó, thay vì tăng thuế BVMT để bù nguồn thu hao hụt do thuế nhập khẩu giảm, việc cần làm hơn lúc này là giảm chi ngân sách, giảm biên chế trả lương. Bởi tăng thuế không chỉ gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp mà còn đi ngược với tinh thần kiến tạo của Chính phủ.

Nguồn tin: saigondautu.com.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu Mỹ giảm mạnh sau khi Trung Quốc đe dọa áp thuế cao trả đũa Tổng thống Trump

Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ đang trở lại thời kỳ quyết liệt sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều thành công.
Ngày 18/6, giá dầu thô của Mỹ giảm mạnh ngay sau khi Trung Quốc cảnh báo sẽ tăng thuế ..

Các động lực thị trường dầu đang thay đổi, trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran

Chủ nghĩa hoài nghi có lẽ là phản ứng phổ biến nhất đối với quyết định của Tổng thống Trump hồi tháng trước khi phục hồi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu mỏ Iran. Trong khi Ngoại trưởng Mike Pompe..

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 29/5/2018

Giá dầu thế giới biến động trái chiều trong sáng nay (29/5/2018 – giờ Việt Nam) với giá dầu Mỹ giảm còn dầu Brent lại tăng. Tuy nhiên nhìn tổng thể thị trường dầu vẫn đang chịu áp lực lớn t..

Dầu mỏ chứng kiến tuần giảm giá thứ hai liên tiếp | Hoanghungpetro.com.vn

    Giá dầu thế giới trồi sụt thất thường trong suốt tuần qua, giữa bối cảnh nhân tố nguồn cung tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc chi phối diễn biến của thị trường năng lượng.
Việc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh sản..