Thừa cung dầu mỏ toàn cầu đã khiến cho giá dầu thô sụp đổ từ mức cao hơn 100 usd/thùng cách đây hơn hai năm hiện vẫn chưa rõ ràng và những dự báo lạc quan nhất hiện nay cho thấy thị trường có thể sẽ bị hụt cung nhỏ vào cuối giai đoạn của nửa đầu năm nay.
Xét về các thị trường khu vực, châu Á – nơi tang trưởng nhu cầu năng lượng có thể là động lực chính của tăng trưởng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong ít nhất một hoặc hai thập kỉ – đang cho thấy sự gia tăng nhập khẩu dầu thô trong 3 tháng qua. Người mua châu Á hiện đang có rất nhiều sự lựa chọn – sản lượng cắt giảm của OPEC đã dẫn đến chênh lệch tăng thấp hơn của Brent so với Oman/Dubai, khiến cho dầu thô vận chuyển đến châu Á từ xa như Bắc Âu có lợi nhuận.
OPEC – đặc biệt là nhà lãnh đạo dấu mặt và là nước xuất khẩu lớn nhất Saudi Arabia – đang bảo vệ thị phần đáng giá của mình trên thị trường châu Á, với Saudi giảm giá tháng 4 cho dầu thô nhẹ bán ở châu Á.
Tuy nhiên, mức chênh lệch của chuẩn Brent với Oman/Dubai đã cho thấy nhu cầu tiêu thụ ở châu Á có thể bắt đầu bắt kịp với nguồn cung trong khu vực. Và nguồn cung đến châu Á đang rất dồi dào – từ các nhà sản xuất Trung Đông đang tiếp tục bán (gần như) toàn bộ khối lượng sản xuất sang châu Á trong khi cắt giảm xuất khẩu sang các khu vực khác để cố gắng thực hiện theo thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, từ Nga đang cạnh tranh với Saudi Arabia cho ưu thế trên thị trường Trung Quốc, và từ Tây Phi và Bắc Âu do chênh lệch tăng thấp hơn của Brent so với Oman/Dubai.
Tuần trước, chênh lệch tăng của Brent so với chuẩn Oman/Dubai đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng, theo Bloomberg Gadfly. Vào thứ Tư tuần trước, Oman/Dubai có giá cao hơn Brent là 0.885usd/thùng, lần đầu tiên kể từ năm 2014. Theo nhận xét của David Fickling, Bloomberg Gadfly, chênh lệch giữa hai chuẩn khu vực – Châu Âu và Châu Á – có thể được sử dụng để xem xét tình trạng nguồn cung thắt chặt của thị trường dầu trong khu vực. Giá Brent ở mức cao hơn Oman/Dubai cho thấy các nhà sản xuất từ Trung Đông đang vận chuyển thêm dầu sang Đông Á, với giá châu Á giảm tương ứng so với một thị trường thắt chặt hơn ở châu Âu. Tuy nhiên, mức chênh lệch giảm giữa Oman/Dubai so với Brent biến mất có thể chỉ ra rằngcó thể nhu cầu trong khu vực đang bắt đầu bắt kịp với nguồn cung.
Số liệu thống kê nhập khẩu dầu của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản trong những tháng gần đây cho thấy 3 nước này đang gia tăng tốc độ nhập khẩu dầu thô.
Tháng trước, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt mức cao xếp thứ hai trong lịch sử, do thu mua dầu thô của nước ngoài được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ của các nhà máy lọc dầu tư nhân Trung Quốc. Nhập khẩu tháng 2 đạt 8.286 triệu thùng/ngày, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ xếp thứ 2 so mức nhập khẩu vào tháng 12 năm ngoái là 8,57 triệu thùng/ngày. Nhập khẩu tháng 1 của Trung Quốc cũng cao hơn 8 triệu thùng/ngày, đạt mức 8,01 triệu thùng/ngày.
Năm ngoái, Trung Quốc đã đáp ứng 64,4% nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong nước với hàng nhập khẩu vì chi phí sản xuất dầu thô nội địa cao và giá cả quốc tế thuận lợi kết quả từ cung thừa toàn cầu. Năm nay, Trung Quốc dự kiến tiếp tục tăng nhập khẩu dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu thô.
Mức tăng trưởng tiêu thụ dầu của Ấn Độ đã đạt mức kỷ lục 11% trong năm 2016 khi dân số đô thị ngày càng gia tăng với thu nhập tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng xe ô tô, xe tải và xe máy.
Nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2015, và đã duy trì ổ định trong tháng 1, mặc dù thấp hơn chút ít – theo Bloomberg Gadfly.
Châu Á đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, nhưng liệu nhu cầu tiêu thụ của châu Á có thể giúp làm giảm nguồn cung dưa thừa trên toàn cầu?
Nguồn: xangdau.net
Trả lời