Thị trường dầu liệu đã sẵn sàng cho các lệnh trừng phạt đối với Iran?


Những người tham gia trên thị trường và các nhà phân tích dầu sẽ chăm chú theo dõi chính quyền Tổng thống Trump trong tháng tới. Ngày 12 tháng 5 là thời hạn để Tổng thống Mỹ quyết định bỏ các biện pháp trừng phạt Iran như một phần của thỏa thuận hạt nhân mà các cường quốc toàn cầu đã đạt được với Iran vào năm 2015, cho phép Tehran tiếp tục xuất khẩu dầu và giành lại một phần thị phần của mình.

Việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu của Iran không phải chắc chắn là 100 phần trăm, mặc dù xác suất rất là cao, nhiều nhà phân tích cho hay. Khả năng lượng dầu xuất khẩu bị mất của Iran biến động từ 0 đến 1 triệu thùng/ngày, theo các ngân hàng đầu tư và các nhà phân tích.

Các biện pháp trừng phạt của Iran có thể làm giá dầu tăng từ 2 đến 10 đô la trong năm nay, các nhà phân tích của Bloomberg cho biết.

Thị trường dầu mỏ – hiện đang ở trạng thái thắt chặt nhất trong nhiều năm – sẽ cảm nhận sự gián đoạn nguồn cung dầu của Iran nhiều hơn so với một năm trước hay khoảng thời gian ấy khi lượng dầu thừa trên toàn cầu lên tới hơn 340 triệu thùng.

Với lượng dầu thừa ở các nền kinh tế phát triển hiện nay hầu như đã được xóa bỏ, mối đe dọa nguồn cung từ Iran là một trong số nhiều yếu tố địa chính trị mà các nhà phân tích đang xem xét- sản xuất dầu của Venezuela và khả năng xảy ra leo thang ở Syria và Yemen là những nhân tố điển hình khác.

Một số nhà phân tích cho biết, nếu như không có tất cả những lo ngại về địa chính trị này thì chỉ mỗi nguyên tắc cơ bản thị trường hầu như không làm cho giá dầu cao như vậy.

Nhưng ở đây – phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị đã trở lại thị trường dầu mỏ, và lo ngại về gián đoạn nguồn cung, đặc biệt là ở Trung Đông, đang đẩy giá dầu lên cao.

Các nhà phân tích có lý do của họ để tin rằng Tổng thống Trump sẽ không bỏ các biện pháp trừng phạt với Iran vào lần này.

Tổng thống Trump đã cảnh báo hồi tháng 01 khi ông bỏ áp đặt các biện pháp trừng phạt rằng đây là lần bỏ qua cuối cùng, “nhưng chỉ để bảo đảm sự đồng ý của các đồng minh châu Âu nhằm khắc phục những khuyết điểm khủng khiếp của thỏa thuận hạt nhân Iran”.

Kể từ lần đó, Tổng thống Trump đã bổ nhiệm Cố vấn An ninh Quốc gia mới, John Bolton, người cực kỳ hiếu chiến khi nói đến vấn đề Iran.

“Thực tế là sự thay đổi nhân sự ở cả Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao làm đẩy xác suất chuyện này lên. Nó sẽ có một số tác động vài đôla đến giá, trong quý thứ ba và thứ tư”, theo Ed Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Citigroup.

Đầu tuần này, Citigroup đã nâng dự báo giá dầu năm 2018 và 2019 thêm 5 đến  6 USD/thùng cho Brent, do khả năng mất nguồn cung từ Iran và sản xuất Venezuela sụt giảm. Citigroup dự kiến ​​giá dầu Brent trung bình là 65 USD/thùng trong năm nay và 55 USD/thùng trong năm tới.

Không chắc sẽ có bao nhiêu dầu của Iran có thể được mang ra khỏi thị trường trong trường hợp không bỏ trừng phạt vào tháng Năm tới. Theo Citigroup, có thể mất từ 200.000 đến 1 triệu thùng/ngày nếu thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ.

Mike Wittner, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu mỏ tại Societe Generale, nói với Bloomberg rằng có 70% khả năng lệnh trừng phạt dầu lên Iran quay trở lại, điều này sẽ ảnh hưởng 10 USD/thùng tới giá dầu, trong đó 5 USD đã được định giá. Kịch bản cơ bản của SocGen  là các biện pháp trừng phạt được thực hiện trong hai đến ba tháng sau ngày 12 tháng 5 và lấy đi 500.000 thùng dầu của Iran, “ít hơn nhiều so với năm 2012.”

Theo Fereidun Fesharaki, chủ tịch của hãng năng lượng Energy Global Energy (FGE) và cựu cố vấn năng lượng cho Thủ tướng Iran vào những năm 1970, có 90% khả năng chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Điều này có thể dẫn đến “các lệnh trừng phạt trong vòng 180 ngày, nhưng thị trường đã không tính nó vào định giá.”

Ngân hàng Saxo cho biết trong báo cáo triển vọng quý 2 của mình rằng việc bổ nhiệm Bolton làm tăng nguy cơ Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt mới đối với Iran và những cấm vận này “có khả năng làm giảm khả năng sản xuất và xuất khẩu dầu thô của quốc gia này ở mức hiện tại”.

“Chúng tôi dự đoán giá dầu thô Brent phần lớn sẽ bị mắc kẹt trong phạm vi 10 đô la với căng thẳng Mỹ-Nga và các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran có khả năng làm giá tạm thời lên 75 USD/thùng. Sự gia tăng nguy cơ địa chính trị có thể là dữ dội nhưng có xu hướng thiếu bền vững. Trừ khi nguồn cung bị đe doạ, giá tăng như vậy có thể làm tăng thêm nguồn dầu đến từ các nước ngoài OPEC”, Saxo Bank nói.

Iran đang gắng hết sức để chống đỡ các lệnh trừng phạt, và động thái tuần này là bắt đầu sử dụng đồng euro thay vì đô la Mỹ cho các tham chiếu số liệu ngoại tệ của mình. Sara Vakshouri, người đứng đầu hãng tư vấn SVB Energy International, nói với Platts rằng động thái này có thể là một nỗ lực để hạn chế tác động của các biện pháp trừng phạt mới bằng cách đưa đồng đôla ra khỏi giao dịch, nhưng nó không thể bảo vệ hoàn toàn cho Iran khỏi các lệnh trừng phạt.

“Liên quan tới việc mua dầu, như một phần trong chính sách thị phần của mình dới thời có lệnh cấm vận, Iran có lẽ sẽ đồng ý nhận các khoản thanh toán dầu bằng đồng nội tệ của các nhà nhập khẩu hoặc nhận thanh toán bằng hàng hóa và / hoặc dịch vụ cho dầu của họ”, Vakshouri nói với Platts, nhưng lưu ý rằng nền kinh tế Iran nói chung sẽ bị ảnh hưởng ngay cả khi Tehran có thể tiếp tục bán dầu ra thế giới.

“Các biện pháp cấm vận và trừng phạt đơn phương cũng như đa phương sẽ có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Iran, ngay cả khi nó vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu dầu”, Vakshouri nhấn mạnh.

Một điều chắc chắn về các biện pháp trừng phạt Iran có thể xảy ra là hiện nay tác động của chúng đối với xuất khẩu dầu của Iran và thị trường dầu mỏ toàn cầu là rất không chắc chắn và sẽ khiến thị trường hồi hộp ít nhất là cho đến ngày 12 tháng 5.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các tweet của Trump tổn thương giá dầu hơn là hỗ trợ

Các tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump về OPEC và giá dầu có nhiều khả năng gây lo lắng cho thị trường và đặt áp lực tăng lên giá hơn là ổn định nó.
Các biện ph

Giá xăng trong nước có thể tăng tới 2.000 đồng/lít vào ngày mai?

Theo đà tăng của xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước ngày mai 11/5 có thể tăng trở lại và có thể vượt mốc 30.000 đồng/lít.
Liên Bộ Tài chính – Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng thàn..

Các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu của Nga sẽ duy trì áp lực lạm phát

Gói trừng phạt thứ sáu của EU đối với Nga, kết hợp với các kế hoạch hiện có, ngụ ý việc chấm dứt hơn 90% doanh số bán dầu của Nga cho EU vào cuối năm 2022.
Các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu của Nga sẽ duy trì áp lực lạm phát hiện tại, mặ..

Nguồn cung dầu thô OPEC giảm 2,8%

OPEC cho biết, sản lượng dầu thô OPEC-14 đã giảm 926.000 thùng/ngày, tương đương 2,8%, trong khi sản lượng dầu thô ở các nước không thuộc OPEC lại tăng, OPEC cho biết trong bản Báo cáo Thống..