Thỏa thuận hạt nhân của Iran có sắp đi đến hồi kết?

Khi Mỹ tiến gần tới việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt, Iran có thể chứng kiến một số tiến triển gần đây trong ngành năng lượng của nước này quay về chỗ cũ.

Hiệp ước hạt nhân của Iran năm 2015 là một thuận lợi về kinh tế đối với nước này, việc loại bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế và mở ra cho Iran tham gia nhiều hơn với phần còn lại của thế giới. Quan trọng hơn, thoả thuận này hứa hẹn dọn đường cho việc đầu tư nhiều hơn từ các công ty dầu mỏ quốc tế, điều mà Iran rất cần để phát triển các mỏ dầu khí mới.

Tuy nhiên, một số biện pháp trừng phạt kéo dài và sự không chắc chắn từ chính sách của Hoa Kỳ đã làm mờ đi triển vọng đầu tư vào Iran. Hầu hết các công ty dầu khí phương Tây vẫn còn tránh né thậm chí sau khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết. Chỉ có gã khổng lồ của Pháp, Total SA, mới liều lĩnh chớp lấy cơ hội, ký một hợp đồng để phát triển giai đoạn tiếp theo của mỏ khí Nam Pars khổng lồ nằm ở Vịnh Ba Tư, hợp tác với CNPC của Trung Quốc. Đây là thoả thuận dầu mỏ đầu tiên được hoàn tất sau thỏa thuận hạt nhân và là thỏa thuận đầu tiên theo cam kết dầu khí Iran.

Tuy nhiên, Iran đã hy vọng sẽ đạt được nhiều tiến triển hơn ở điểm này. Vài năm trôi qua từ sau thỏa thuận hạt nhân, phần lớn người dân Iran ngày càng thiếu kiên nhẫn về những lợi ích đáng thất vọng bắt nguồn từ thỏa thuận này, vì khác xa với những kỳ vọng trên trời.

Song, một năm qua đã có một số tiến triển trong ngành năng lượng của Iran, theo một báo cáo mới từ Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES). Thứ nhất, Iran bắt đầu xuất khẩu khí tự nhiên sang Iraq. Đây là cột mốc quan trọng cho cả hai nước, mang lại cho Iran một số nguồn thu nhập xuất khẩu và ảnh hưởng lớn hơn ở Iraq. Từ quan điểm của Iraq, nguồn cung khí đốt có thể giúp giảm bớt tình trạng mất điện và cũng giúp giải phóng dầu thô cho xuất khẩu.

Ngoài ra, Iran tuyên bố rằng sản lượng khí đốt từ mỏ South Pars đã tăng gấp đôi trong năm qua, nên không cần thiết phải nhập khẩu khí từ Turkmenistan. Iran hy vọng sẽ sử dụng lượng khí đốt cao hơn này để cung cấp cho ngành công nghiệp hóa dầu của họ đang gia tăng.

Thứ hai, Iran đã ký kết hai thỏa thuận năng lượng, bao gồm thỏa thuận khí đốt nói trên với Total và CNPC, cộng với thỏa thuận với công ty nhà nước của Nga -Zarubezhneft nhằm phát triển hai mỏ dầu. Mặc dù những thỏa thuận này có ý nghĩa, dẫn đến một năm “tốt hơn trung bình” cho ngành năng lượng của Iran, nhưng chúng không phải là một bước đột phá lớn có thể làm thay đổi quỹ đạo các mức xuất khẩu dầu khí của nước này, ít nhất không phải là trong thời gian ngắn.

Những lo sợ về các lệnh trừng phạt của Mỹ đã tiếp tục làm cho các ngân hàng quốc tế sợ hãi mà tránh xa việc cung cấp vốn cho Iran hay các công ty dầu mỏ khác để phát triển các dự án ở Iran. OIES viết: “Một trở ngại lớn nhất cho các khoản đầu tư sau thỏa thuận hạt nhân vào nền kinh tế Iran là thiếu sự tiếp cận với tài chính quốc tế”. Total nổi lên như một trường hợp độc nhất vì nó có một lịch sử lâu dài ở Iran và có thể tự chủ tài trợ cho dự án khí đốt tự nhiên của mình. Theo đó, quyết định của công ty để đầu tư khi đối mặt với rủi ro chính trị là độc nhất và không được các công ty khác làm theo.

Các quan chức Iran tuyên bố rằng họ muốn tăng công suất sản xuất dầu lên 4,7 đến 5,0 triệu thùng mỗi ngày trong 4 năm, nhưng hiện nay, việc thiếu sự đầu tư và phát triển cao hơn từ các công ty bên ngoài, mục tiêu đó có lẽ vẫn còn nằm ngoài tầm với. Iran đã nhanh chóng có thể bổ sung thêm 1 triệu thùng mỗi ngày sau khi gỡ bỏ lệnh trừng phạt vào đầu năm 2016, đẩy sản lượng lên tới 4 triệu thùng mỗi ngày trong vòng một năm. Nhưng do không có nhiều khoản đầu tư sâu hơn từ các công ty dầu mỏ bên ngoài, nên năng lực sản xuất của nước này vẫn “bị mắc kẹt” ở đó đến nay, OIES nói.

Tiến triển khiêm tốn từ quan điểm của Iran hiện đang bị đe doạ bởi chính quyền Trump, có vẻ như sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân khi đưa ra đánh giá vào tháng 5. Việc bổ nhiệm Giám đốc CIA Mike Pompeo để lãnh đạo Bộ Ngoại giao và John Bolton sẽ tiếp quản với tư cách là Cố vấn An ninh Quốc gia – hai con diều hâu hiếu vào ngành dầu mỏ của Iran.

Rõ ràng, phần lớn sự tập trung từ thị trường dầu sẽ có tác động trực tiếp đến nguồn cung dầu của Iran. Báo cáo của OIES dự đoán rằng việc thiếu sự hợp tác từ EU trong cuộc điều tra của Washington để gia tăng căng thẳng có thể đồng nghĩa rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân sẽ không ” trực tiếp biến thành xuất khẩu dầu của Iran giảm xuống đáng kể”. Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia từ tháng 3 dự đoán rằng hành động tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể làm mất 400.000 đến 500.0000 thùng dầu mỗi ngày của Iran trong vòng một năm.

Dù cách nào đi nữa, tính hiếu chiến từ Washington chắc chắn sẽ ngăn chặn việc đầu tư dài hạn mà Iran đã hy vọng nhận được để thúc đẩy sản xuất dầu khí vượt qua mức hiện tại. Và thậm chí nó có thể khiến cho việc đầu tư theo kế hoạch của Total bị mất đi, về cơ bản là làm dừng lại tiến trình mà Iran đã thực hiện được trong năm qua.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dự báo giá dầu thế giới năm 2018

Trong năm 2018, giá mỗi thùng sẽ đạt từ 60 đến 65 USD. Tuy nhiên, về lâu dài giá sẽ giảm. Sergei Guriev, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển ch

Ethanol tăng giá vì độc quyền, uy hiếp xăng E5?

Thị trường chỉ còn hai loại xăng E5 và A95, trong khi giá A95 vẫn còn thả nổi thì xăng E5 bị “uy hiếp” khi giá nguyên liệu ethanol đang liên tục tăng. 
Người dân đổ xăng E5 trê..

Giá dầu lên mức 70USD/thùng lần đầu trong 3 năm

Giá dầu đã chạm mức 70 USD/thùng lần đầu tiên trong 3 năm khi OPEC cắt giảm sản lượng và nhu cầu tăng lên giúp làm giảm tồn kho dầu toàn cầu. 
Gá dầu Brent tương lai, vốn đượ..

Lạm phát của Mỹ có thực sự đang hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến ​? | Hoanghungpetro.com.vn

Lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt nhanh hơn nhiều so với các chuyên gia đang đặt cược vào dấu hiệu của hàng loạt các đợt tăng lãi suất mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang đang dập tắt áp lực giá cả. Theo Bộ Lao động, giá đã tăng 8,5% ở nền kinh tế lớn nhất..