Opec và Nga đã khiến ngành công nghiệp dầu mỏ ngạc nhiên với thành công của liên minh khi dầu mỏ đã tăng lên mức cao nhất trong ba năm. Khi khế ước này bước vào năm thứ hai, có những thách thức phía trước.
Dưới đây là bốn kịch bản có thể kết thúc thỏa thuận này sớm hơn kế hoạch.
Biểu tình trên đường phố
Sự căng thẳng đang bùng nổ trng nội bộ thành viên của OPEC là Iran và Venezuela, hai quốc gia mà RBC Capital Markets cho rằng đây là nguy cơ lớn nhất gây gián đoạn cung. Nếu cả hai quốc gia ngừng sản xuất dầu, các nhà sản xuất còn lại có thể quyết định rằng những hạn chế sản lượng không còn phù hợp nữa và thay vào đó tăng nguồn cung nhằm ngăn chặn cú sốc giá cả.
Bất mãn với sự đình trệ kinh tế đã gây ra những cuộc biểu tình đường phố lớn nhất kể từ năm 2009 tại Iran, làm nhớ lại những kỷ kí ức về cuộc cách mạnh năm 1979 đã làm tê liệt sản xuất dầu. Ngoài ra Trump đang đe dọa sẽ rút khỏi hiệp ước hạt nhân đã giúp nhà sản xuất lớn thứ ba của Opec này trao đổi thương mại với các quốc gia khác.
Tại Venezuela, tình trạng thiếu lương thực và lạm phát tràn lan đang đe doạ gây ra một sự sụp đổ xã hội to lớn. Ngay cả khi đất nước có thể tránh được điều đó, ngành công nghiệp dầu đã bị ảnh hưởng nặng nề đến mức sản xuất có thể sụt giảm.
Nhiệm vụ đã hoàn thành
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể lưu ý áp lực từ các công ty dầu lửa lớn nhất của nước về một chiến thuật rời khỏi thỏa thuận. Mặc dù Putin ủng hộ gia hạn thoản thuận, Rosneft và Lukoil đã cảnh báo rằng nếu các biện pháp kéo dài quá lâu, họ sẽ mất thị phần vào tay đối thủ. Với giá dầu tăng và dự trữ đang giảm, Nga có thể thuyết phục các nước khác chấm dứt thỏa thuận trước thời hạn.
Để khiến người Nga hài lòng, Opec đã đồng ý xem xét lại thỏa thuận tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 năm nay.
Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu tại Energy Aspects Ltd, cho biết “Điều sẽ diễn ra trong nửa cuối năm nay rất đáng chú ý. Liệu họ có tiếp tục cắt giảm? Họ có tăng sản xuất dần dần không? Bởi vì thị trường đang thắt chặt, và nó đang thắt chặt rất nhanh.”
Cám dỗ của sự lừa dối
Cựu bộ trưởng dầu mỏ Saudi Ali al-Naimi đã nhận xét là điểm yếu lớn nhất của Opec chính là “chúng tôi có xu hướng ăn gian lận.
Năm ngoái, Iraq – ban đầu đã chống lại những hạn chế nguồn cung khi nước này hồi phục từ những năm chiến tranh – đã quá chậm để thực hiện các hứa hẹn cắt giảm đến mức rằng bộ trưởng dầu của Iraq đã được mời tới Riyadh. Tham vọng tăng sản xuất một ca1cg công khai của nước này đang làm tăng thêm nghi ngờ về cam kết của Iraq.
Các nhà phân tích tại BMI Research cho biết: “Nhu cầu theo mùa sẽ tăng lên vào những tháng hè, chúng tôi dự đoán sự tuân thủ của Iraq với thỏa thuận sẽ giảm đi.”
Mặc dù Opec đã sản xuất ít hơn mức cam kết trong vài tháng qua, song Libya và Nigeria vẫn là những yếu tố bất ngờ. Ban đầu 2 thành viên này được miễn trừ khỏi hiệp định, năm ngoái họ đã tăng sản lượng với tốc độ mà đã khiến các nước khác thực thi một giới hạn đối với họ.
Tuy nhiên, sản xuất của Libya vẫn còn thấp hơn mức lý thuyết. Với nền kinh tế vẫn còn bị tàn phá bởi nhiều năm xung đột nội bộ, các nhà tư vấn của Wood Mackenzie và Eurasia Group dự đoán đất nước này sẽ khai thác hết mức có thể.
Giá dầu tăng quá cao
Chiến lược Opec-Nga luôn có mâu thuẫn: Bằng cách tăng giá dầu, họ có nguy cơ gây ra một sự gia tăng sản lượng mới từ nguồn gốc của sự thừa cung – đá phiến sét Mỹ.
Dầu thô tại New York đã tăng lên mức cao nhất trong ba năm qua, tăng trên 62 USD một thùng trong tuần trước. Nó ở mức giá được cho là sẽ mang lại lợi nhuận cho ngành công nghiệp đá phiến khi khai thác mới.
Nếu Mỹ mở ra nhiều mỏ đá phiến hơn, Commerzbank AG nói phản ứng hợp lý của Opec và Nga sẽ là từ bỏ chiến lược của họ và quay trở lại thời kỳ khai thác không giới hạn.
Nguồn: xangdau.net
Trả lời