Thỏa thuận OPEC lâm nguy khi Iran và Saudi đối đầu

Iran và Ả-rập Xê-út đang có những mâu thuẫn về việc phải làm gì tiếp theo với thỏa thuận OPEC, một cuộc xung đột có thể gieo rắc hạt giống cho sự sụp đổ của hiệp định này trong năm tới.

Như WSJ lưu ý, xung đột tập trung quanh mức giá mà cartel nên hướng tới. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran đã tuyên bố rằng nhóm này không nên đẩy giá quá cao bởi vì nó có khả năng tạo ra phản ứng sản xuất thậm chí còn lớn hơn từ các công ty khai thác đá phiến. “Nếu giá nhảy vọt lên khoảng 70 đô la thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất dầu nhiều hơn ở Mỹ”, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh nói với WSJ. Trong khi, Zanganeh đã đề nghị 60 đô la là mức giá đúng vào lúc này.

Trong khi đó, Ả-rập Xê-út, nước có yêu cầu về ngân sách cao hơn và rất cần tăng giá dầu để nâng cao giá trị của đợt IPO Saudi Aramco, đang đặt mục tiêu không chính thức cho 70 đô la một thùng. Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi, Khalid al-Falih, đã nhiều lần bác bỏ những lo ngại về một đợt sóng đá phiến sét.

Thay vào đó, Saudi đang hy vọng duy trì được hạn mức sản xuất bất kể đá phiến Mỹ ra sao, ít nhất là trong năm sau. Trong khi đó, Ả-rập Xê-út đang cố gắng tuân thủ một khuôn khổ lâu dài hơn cùng với Nga cho năm 2019 trở đi.

Với sự sụt giảm của thị trường dầu gần đây do sản xuất đá phiến tăng, tồn kho được dự báo sẽ tăng đến giữa năm 2018. Điều đó đã khiến giá của Brent giảm xuống khoảng 65 USD/thùng, một mức giá có thể là quá thấp cho IPO của Aramco. Do vậy, các quan chức của Ảrập Xêút đã kết luận rằng việc IPO sẽ được đẩy lùi cho tới năm 2019, sau khi dự định chào bán ban đầu vào cuối năm 2018.

70 USD một thùng sẽ thích hợp hơn. Nhưng ở mức giá đó, nguy cơ là Mỹ sản xuất dầu với tốc độ thậm chí còn ấn tượng hơn. Theo Rystad Energy, đá phiến của Mỹ sẽ bổ sung thêm 600.000 thùng/ngày dầu nếu giá tăng từ  60 USD lên 70 USD.

Iran tỏ ra lo lắng hơn một chút để loại bỏ các hạn ngạch sản xuất so với Saudi Arabia. Ông Zanganeh nói với WSJ rằng Iran có thể bắt đầu gây sức ép lên OPEC trong cuộc họp tháng 6 để đưa sản xuất dầu trở lại. Điều đó có thể bắt đầu làm suy yếu một số giải pháp của nhóm, gây nguy hiểm cho hiệp định.

Tuy nhiên, vấn đề với logic của Zanganeh là Iran đã phải vật lộn để thực sự đặt nền móng cho việc tăng sản xuất quy mô lớn vượt xa những gì nó đã đạt được kể từ khi các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ vào đầu năm 2016. Iran sản xuất khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày vào đầu năm 2016, và đã có thể tăng sản lượng lên khoảng 3,75 triệu thùng mỗi ngày trong vòng 12 tháng.

Song, sự tăng trưởng sản xuất trong tương lai ở Iran sẽ đòi hỏi một số khoản đầu tư lớn từ các công ty dầu mỏ quốc tế, đây là điều khó để bảo đảm cho một quốc gia mà chưa bao giờ có thể hoàn toàn thoát khỏi cái bóng dài của Bộ tài chính Hoa Kỳ. Giờ đây, chính quyền Trump đang làm dấy lên những lời hùng biện và áp lực lên Tehran, cũng như xung đột đang gia tăng là một khả năng thực sự trong những tháng sắp tới.

Điều đó đã làm cho dòng vốn ngoại ở bên lề. WSJ đưa tin rằng Iran chỉ thu hút được khoảng 1,3 tỷ USD vốn đầu tư vào dầu khí trong hai năm qua, một phần mười so với mục tiêu. Chỉ có Total SA là cam kết đầu tư mới vào Iran, là cho dự án khí đốt tự nhiên. “Tôi không hài lòng,” Bộ trưởng Dầu Zanganeh nói với WSJ, đề cập đến sự thiếu hụt đầu tư. “Nhưng chúng tôi đang cố gắng và tôi lạc quan”. Nhưng các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ hạn chế số lượng ứng viên tiềm năng cho các dự án mới.

Tuy nhiên, các mục tiêu về chính sách dầu mỏ của Iran đang bắt đầu đi chệch hướng so Ả-rập Xê-út. Đó là một sự thay đổi đáng kể về vai trò của hai nước. Khi Iran bị trừng phạt, nó rất cần doanh thu và do đó đã liên tục thúc ép OPEC ưu tiên giá cao hơn. Mặt khác, Saudi Arabia, muốn sản xuất nhiều hơn để giữ thị phần. Nhưng Riyadh hiện nay có những ưu tiên khác. Chính sách đối ngoại tốn kém và  táo bạo của của Thái tử Mohammad bin Salman, cùng với những chính sách cải cách kinh tế lớn của ông – với việc IPO Aramco là một trọng tâm – đang đẩy Saudi lên tiếng đòi giá cao hơn bằng mọi giá.

Câu hỏi đặt ra là liệu có hay không những thành viên còn lại của OPEC sẵn sàng tiếp tục hạn chế sản lượng trong khi đá phiến Mỹ tiếp tục bổ sung nguồn cung mới. Vào cuối năm nay, dự kiến ​​Mỹ sẽ đạt được mức 11 triệu thùng/ngày. Thêm vào đó, một phần sản lượng mới sẽ được vận chuyển tới Châu Á, làm cắt giảm thị phần của OPEC trong khu vực này.

Thực tế đó có thể bắt đầu làm suy yếu sự gắn kết trong cartel vì một số thành viên bắt đầu muốn thoát khỏi thỏa thuận cắt giảm sản xuất. “Chúng tôi nghĩ việc tuân thủ có thể sẽ trôi tuột. Thỏa thuận vẫn sẽ chính thức được đưa ra, nhưng một khi chúng ta bước vào năm 2019 thì không có cơ hội nào để chúng ta có thể nhìn thấy thỏa thuận được nữa”, Warren Patterson, chiến lược gia hàng hóa tại ING Groep NV, trả lời Bloomberg.

Sau đó là đến vấn đề tiếp tục níu chân Nga tham gia vào thỏa thuận. OPEC đang cố gắng để ký thỏa thuận với Moscow nhằm gia hạn thỏa thuận hiện nay, nhưng Nga sẽ chỉ tham gia nếu nó phù hợp với lợi ích của họ. Đôi khi, lợi ích của Nga có thể mâu thuẫn với OPEC.

“Nga và OPEC có một vấn đề lớn về lâu dài. Sự thật là Saudi đang ghìm giá đồng USD không cho lên xuống trong khi Nga có một đồng tiền thả nổi có nghĩa là về lâu dài, Saudi muốn nhiều đô la hơn và người Nga muốn nhiều thùng dầu hơn”, Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về hàng hoá và hợp đồng phái sinh tài chính toàn cầu tại Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch, nói: “Suy cho cùng, nếu Nga mở rộng thỏa thuận đến năm 2020, họ sẽ mất thị phần nhiều hơn vào tay Mỹ, và tôi không nghĩ rằng họ sẵn sàng làm điều đó.”

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bản tin video sáng ngày 13-04-22: Giá dầu phục hồi lại mức 100 USD khi Thượng Hải nới lỏng phong tỏa | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu tăng trở lại trên 100 USD/thùng hôm thứ Ba khi động thái nới lỏng bớt một số biện pháp phong tỏa Covid-19 của Thượng Hải đã làm giảm bớt lo lắng về tác động đến nhu cầu toàn cầu…

Mười năm tiếp theo của thị trường dầu

 
Một năm 2019 đầy biến cố đã kết thúc một thập kỷ hỗn loạn của thị trường dầu mỏ, trong đó giá dầu thô Brent dao động từ mức cao 125 đô la Mỹ/thùng vào năm 2012 xuống mức thấp nhất l

Chad xây dựng kho chứa dầu đầu tiên để bình ổn giá

Ngày 4/4, Cộng hòa Chad đã khởi động xây dựng kho chứa dầu đầu tiên nhằm mục đích ổn định giá dầu trong nước, chống lại gian lận nhiên liệu và tránh tình trạng thiếu hụt.

Mặt tối của tham vọng dầu mỏ

Một trật tự năng lượng thế giới mới có thể nổi lên – điều sẽ tốt cho nước Mỹ nhưng đối với toàn hành tinh thì chưa hẳn
Lần gần đây nhất, Mỹ khai thác 10 triệu thùng dầu thô/ngày,