Tìm hiểu nguy cơ thật sự đối với sản lượng dầu mỏ ở Trung Đông

Ba tuần qua đã đưa khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới này quay trở lại giới truyền thông. Từ một cuộc khủng hoảng trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) tới hậu quả chính trị của một cuộc tấn công khủng bố ở Tehran, những phát triển gần đây đã gây ra những lo ngại cho rằng hỗn loạn ở Trung Đông có thể gây ra sự tàn phá trên thị trường dầu quốc tế. Mặc dù có sự xáo trộn mạnh mẽ, tuy nhiên, những lo ngại này là không đúng lúc. Hơn cả că ng thẳng khu vực, hoạt động của Nhà nước Hồi giáo ở miền nam Iraq – và có lẽ ở miền nam Iran – mới làlà mối đe dọa nghiêm trọng đối với sản xuất năng lượng.

Kiểm nghiệm thoả thuận OPEC

Mâu thuẫn giữa Qatar và các thành viên của GCC dường như không làm trật hướng thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà OPEC gần đây đã gia hạn trong nỗ lực kiềm chế lượng cung dư thừa và cân bằng thị trường. Sự căng thẳng đang dâng cao giữa Iran và GCC, cũng như giữa các thành viên của khối, nhưng các nhà sản xuất dầu ở cả hai bên phía của Vịnh Ba Tư từ lâu đã sẵn sàng để những tranh cãi của họ quan một bên chỉ để quan tâm quản lý các thị trường năng lượng. Khi Riyadh cố gắng thuyết phục chính quyền Mỹ buộc Qatar theo sau chương trình nghị sự khu vực của Saudi, nước này không thiếu tập trung vào việc ổn định thị trường dầu để duy trì các cải cách kinh tế và duy trì sự ổn định trong nước.

Chiến dịch hiện tại của GCC nhằm cô lập Qatar đặt ra một mối đe dọa lớn hơn đối với nền kinh tế của đất nước này so với tranh cãi năm 2014 với khối này. Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất đã khởi đầu việc cắt đứt quan hệ thương mại và du lịch với Doha trong khi ban hành các biện pháp tích cực như chính sách ngăn cản các tàu của Qatar sử dụng các cảng Saudu hoặc UAE.  Ngoài ra, Qatar, nhà sản xuất khí thiên nhiên hoá lỏng lớn nhất thế giới (LNG), sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình khi mà các nhà khai thác khí đốt nhà nước bị cấm sử dụng các địa điểm bunkering tại Saudi Arabia hoặc UAE.

Trong khi đó, vì dầu thô của Qata thường được đổ lên các tàu cùng với dầu sản xuất ở những nơi khác trong vùng Vịnh, các nhà buôn dầu sẽ phải sáng tạo cách thức vận chuyển dầu Qatar sang thị trường tiêu dùng. Một số lựa chọn của họ bao gồm việc sử dụng các tàu nhỏ hơn để vận chuyển dầu trực tiếp đến các thị trường đích đến, sử dụng các tàu nhỏ hơn để tích trữ thông qua các chuyển hàng tàu sang tàu, đồng tải với các nhà sản xuất khác ở vùng Vịnh như Oman và Kuwait. Cuối cùng các lệnh cấm sẽ không đưa dầu thô Qatar và LNG hoàn toàn ra khỏi thị trường, nhưng họ sẽ tăng chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, Ai Cập, về phần mình, đã đóng cửa kênh đào Suez hay đường ống Sumed đối với dầu và LNG của Qatar, có thể bởi vì động thái này sẽ cản trở các nghĩa vụ theo hợp đồng đối với các công ty vận tải biển.

Trong lúc này, Qatar đang tích cực cố gắng để xoa dịu cuộc khủng hoảng với các nước láng giềng, chứ không phải là hăm dọa thêm, ví dụ, rút ​​khỏi thỏa thuận sản xuất của OPEC. (Bên cạnh đó, vì đất nước này chỉ đóng góp 30.000 thùng mỗi ngày cho cam kết cắt giảm, việc rút khỏi thỏa thuận sẽ không có tác động đáng kể.) Mức độ mà Doha chống lại áp lực của Ả-rập Xê-út và Emirati để thay đổi cách thức của nó sẽ phụ thuộc vào mức độ an toàn mà Qatar cảm thấy trong mối quan hệ an ninh với Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành cho chương trình nghị sự của Riyadh và Abu Dhabi đối với Doha, các quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ đã đề nghị đảm bảo chắc chắn cho Qatar. Trump, hơn nữa, đã gọi điện cho thủ hiến Qatari và kêu gọi đoàn kết giữa các thành viên của GCC.

Các cơn dư chấn của một cuộc tấn công

Các vụ tấn công khủng bố làm rung chuyển Tehran vào ngày 7 tháng 6 cũng gây ra những lo ngại về thị trường dầu mỏ. Kể từ khi Tổ chức Bảo vệ Cách mạng Hồi giáo (IRGC) nhấn mạnh rằng Saudi Arabia và Mỹ có liên quan vụ khủng bố này, các câu hỏi đã xoáy vào việc liệu phản ứng của Iran sẽ làm mất ổn định thị trường dầu mỏ hay không. Các tuyên bố này phục vụ mục đích chính trị. IRGC lo ngại rằng việc tái đắc cử của Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ cho phép ông trung lập hóa kinh tế và an ninh của IRGC. Sau vụ tấn công, IRGC sẽ sử dụng các mối đe dọa an ninh mà nước này phải đối mặt để chống lại Saudi Arabia, Mỹ và các đồng minh của họ.

Nhưng cơ hội về một cuộc xung đột quân sự thông thường có thể hạn chế lưu lượng thương mại ở eo biển Hormuz là rất ít. Iran có những  cân nhắc của mình khi nước này bị đe dọa tấn công quân sự cho chương trình hạt nhân của họ sẽ góp phần vào những tính toán của họ về chi phí gây ra cuộc xung đột hiện nay. IRGC có thể tăng các hoạt động hải quân trong eo biển Hormuz để quấy rối các tàu của Mỹ và của các đồng minh. Tuy nhiên, Tehran sẽ cẩn trọng để tránh một kịch bản mà Washington sẽ tăng cường các biện pháp chế tài đối với Iran hoặc gây nguy hiểm cho sự hồi phục kinh tế.

Một nguy cơ lớn hơn

Thay vào đó, trong khi căng thẳng dâng cao giữa Iran và and Saudi Arabia, các cuộc chiến tranh proxy của 2 bên có thể sẽ tăng lên. Những xung đột này ít có nguy cơ đối với nguồn cung năng lượng. Những nhà bất đồng chính kiến ​​người Shiite mà Tehran ủng hộ ở Tỉnh Đông giàu dầu mỏ của Saudi Arabia, chưa cho thấy có khả năng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, điều sẽ khiến cho sản xuất dầu mỏ Saudi bị gián đoạn. Các hoạt động của họ cho đến nay tập trung vào các điểm kiểm soát an ninh và mục tiêu mềm. Trong khi đó, Iran sẽ cảnh giác cao hơn để nhìn thấy được sự can thiệp từ bên ngoài vào biên giới của mình, đặc biệt là ở các khu vực bất đồng chính kiến ​​Kurdistan, Sistan-Baluchistan và Ahvaz ở Iran. Ahvaz, nơi tập trung nhiều nhà bất đồng chính kiến ​​Ả-Rập, là thủ phủ của tỉnh Khuzestan, nơi phần lớn dầu của Iran được sản xuất. Tuy nhiên, phong trào ly khai ở khu vực này là một mối đe dọa có thể quản lý được, và các cường quốc Sunni như Saudi Arabia đã không thành công trong việc cố chuyển các proxy địa phương thành một kẻ thù đáng sợ của chính quyền Iran.

Mặt khác, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố có thể là một câu chuyện khác. Iran vừa mới hứng chịu một cuộc tấn công ngoạn mục Nhà nước Hồi giáo, và nhóm cực đoan này cho thấy nguy cơ đe dọa sản xuất dầu mỏ trong và ngoài nước này. Cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iraq đặc biệt dễ bị tổn thương. Trong khi Nhà nước Hồi giáo đang có áp lực lớn hơn ở Iraq và Syria, nó sẽ chuyển hướng từ việc duy trì lãnh thổ thành điều phối các hoạt động khủng bố. Nhóm này đã tập trung vào hầu hết các cuộc tấn công quan trọng nhất ở Iraq nhắm vào thủ đô và các khu vực chủ yếu của người Shiite. Nhưng ngày 19 tháng 5, Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công vào hai trạm kiểm soát gần các mỏ dầu ở Basra. Nếu nhóm này nhắm mục tiêu cơ sở hạ tầng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở miền nam Iraq – một khu vực sản xuất hầu hết dầu của Iraq và xuất khẩu 3,2 triệu thùng/ngày – nó có thể làm gián đoạn thị trường năng lượng trên toàn thế giới.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

PVN phải sớm giải quyết dự án thua lỗ, đẩy nhanh dự án chậm tiến độ

Thủ tướng giao 4 nhiệm vụ quan trọng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong đó có giải quyết nhanh các dự án thua lỗ, yêu cầu thực hiện quyết liệt thời gian tới.
Ngày 19/7, Bộ trưởng, Chủ nh..

Buôn lậu xăng dầu trên biển diễn biến phức tạp

Theo nhận định của các cơ quan liên ngành, tình hình buôn lậu xăng dầu, đặc biệt là tình trạng buôn lậu xăng dầu trên biển trong những tháng đầu năm 2017 có nhiều diễn bi..

EIA: Dự trữ dầu của Mỹ bất ngờ tăng bất chấp xuất khẩu kỷ lục

 Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần trước, ngay cả khi xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục.
Dự trữ dầu thô tăng 2,2 triệu thùng trong tuần trước (t

Năng suất giếng dầu cao dẫn tới sản lượng của Mỹ tăng vọt

Năng suất giếng dầu đá phiến mới cao đã dẫn tới sản lượng của Mỹ nhiều hơn trong vài năm qua, với tốc độ trung bình hàng ngày trong tháng hoạt động đầu tiên tăng từ dưới 100 thùng đối với ..