Cuộc chiến tranh giành “miếng bánh châu Á” giữa Hoa Kỳ và Trung Đông đang nóng lên với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường nhiên liệu tinh chế.
Trận chiến dầu mỏ giữa Hoa Kỳ và Trung Đông: Tranh giành ‘miếng bánh Châu Á’
Trung Đông và Hoa Kỳ đang tiếp tục cạnh tranh gay gắt trên “mặt trận” khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và naphtha – các sản phẩm chế biến mà các nhà máy hóa dầu sử dụng để sản xuất chất dẻo và dung môi.
Theo chuyên gia tư vấn FGE, hơn một nửa lượng LPG của Mỹ được xuất khẩu sang châu Á. Trong khi đó, áp lực tranh giành khách hàng cũng đã khiến nhà sản xuất dầu mỏ Saudi Aramco phải giảm giá hợp đồng tháng 2 khoảng 65 USD một tấn.
Trận chiến giữa các tập đoàn dầu mỏ đang gia tăng kể từ sau năm 2017, trong đó có Ả Rập Saudi, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang tranh đua với Mỹ nhằm đảm bảo lượng người mua dầu ở khu vực tiêu thụ lớn nhất.
Cuộc cạnh tranh đã làm giảm lợi nhuận cho các nhà buôn khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của Mỹ. Trong khi biên độ giao dịch có thể tăng nhẹ, FGE dự đoán con số này vẫn sẽ thấp hơn một nửa so với năm 2015 khi cuộc chiến giá cả tiếp tục gia tăng trong năm nay.
Công ty dầu dầu mỏ Abu Dhabi đã tiếp cận người mua ở châu Á với lời đề nghị đàm phán hợp đồng 3 năm cho naptha, một loại nhiên liệu tinh chế được sản xuất từ khí ngưng tụ hoặc dầu thô, theo những người quen thuộc với vấn đề này.
Theo đó, giá sẽ được ấn định hàng năm. Đã có ít nhất một khách hàng là Lotte Chemical Titan Holding Berhad của Malaysia đồng ý ký hợp đồng.
Doanh số bán hàng của Mỹ vẫn không có dấu hiệu giảm sút. Khối lượng naphtha từ Mỹ đến châu Á đã tăng lên 638.000 tấn vào tháng 12, mức cao nhất trong ít nhất bốn năm qua, theo số liệu của Bloomberg.
Theo báo cáo của FGE năm 2018, tổng xuất khẩu LPG của Hoa Kỳ sẽ tăng 28% lên 38 triệu tấn vào năm 2025, vượt qua lượng xuất khẩu của Trung Đông, chỉ tăng khoảng 17% lên khoảng 45 triệu tấn.
Nguồn tin: vietnamfinance.vn
Trả lời