Tranh chấp của Qatar với các nước Ả rập sẽ không ảnh hưởng ngay tới nhập khẩu khí đốt của Ấn Độ, nhưng dầu thô đang tăng có thể tác động tới giá và ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu dầu mỏ của New Delhi nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài.
Qatar là một nguồn khí lỏng chính của Ấn Độ, nhưng không xuất khẩu dầu mỏ. Theo một nghĩa nào đó, nhập khẩu dường như không bị ảnh hưởng. Nhưng vấn đề nằm ở thực thế rằng giá khí đốt cũng phản ứng với giá dầu toàn cầu do hầu hết các giao dịch khí đốt liên quan tới dầu mỏ.
Đó là nơi vấn đề này có thể xảy ra với Ấn Độ. Năm ngoái Ấn Độ đã đàm phán lại hợp đồng khí tự nhiên hóa lỏng LNG với Qatar để điều chỉnh với sự giảm giá dầu thô toàn cầu kể từ năm 2014. Hợp đồng làm lại này cho phép Ấn Độ mềm dẻo trong định giá và thanh toán.
Trong khi các quan chức chính phủ không thấy vấn đề ảnh hưởng ngay trong nguồn cung với dầu mỏ hoặc khí đốt, có một quan điểm rằng việc nhập khẩu dầu mỏ có thể bị ảnh hưởng trong tương lai. Nếu xảy ra điều đó, Ấn Độ phải đối mặt với triển vọng phải từ bỏ một số điều khỏan trong hợp đồng khí đốt làm lại với Qatar nếu giá dầu duy trì quỹ đạo cao trong một thời gian dài.
Giá dầu cao bởi tự nó tác động tới tài chính công. Bất kỳ sự gia tăng giá khí đốt sẽ làm tăng ảnh hưởng và giảm ngân sách của chính phủ chi tiêu cho chương trình phúc lợi. Đó là lý do, khủng hoảng này xảy ra trong thời gian không thích hợp cho Ấn Độ do chính phủ đang xây dựng giá khí đốt thấp để thúc đẩy nền kinh tế dựa vào khí đốt.
Giá dầu giảm kể từ năm 2014 đã làm giảm kim ngạch nhập khẩu dầu mỏ của Ấn Độ gần 60% trong hai năm trước, giúp cải thiện thâm hụt tài khoản vãng lai. Điều này hỗ trợ đồng rupee và giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Kết quả thực tế là chính phủ đã đủ tiền để đầu tư trong các dự án xã hội.
Nguồn tin: Vinanet
Trả lời