“Trật tự dầu mỏ mới”: Nga vượt Mỹ, lấp đầy hố quyền lực Trung Đông

Putin có thể làm bạn với tất cả các bên tại Trung Đông, trong khi Mỹ ngày càng bị bỏ lại phía sau. 

Nga và Arab Saudi có thể đã đồng ý với việc tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu trong năm 2018. Tuy nhiên, theo Helima Croft – người đứng đầu bộ phận chiến lược của ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, kế hoạch trên hoàn toàn có thể bị thay đổi dưới tác động của một thành viên “cứng đầu” nào đó trong OPEC.

Hôm thứ Hai, sau khi các Bộ trưởng Năng lượng Nga và Arab Saudi đồng ý để các nhà sản xuất của mình cắt giảm 1,8 triệu thùng dầu/ngày khỏi thị trường, giá dầu đã tăng thêm 2%. Thỏa thuận 6 tháng – thống nhất từ năm ngoái – sẽ được xem xét lại trong cuộc họp giữa OPEC và các nhà xuất khẩu dầu khác trong tuần tới.

Nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận cắt giảm vì những kẻ “cứng đầu”

Trả lời cho câu hỏi tại sao giá dầu không hồi phục nhiều hơn sau tuyên bố của Nga và Arab Saudi, Croft cho biết, những kỳ vọng về sự gia hạn thỏa thuận đã được phản chiếu trong giá cả, và giờ đây thị trường đang chờ đợi xem liệu hơn hai chục nhà xuất khẩu dầu có chấp nhận đề xuất của Arab Saudi và Nga về việc tiếp tục cắt giảm lượng cho đến tháng 3/2018.

“Tôi nghĩ mọi người sẽ đợi xem điều gì sẽ xảy ra trong cuộc họp ngày 25/5, bởi vì một số quốc gia như Iraq có thể nói: ‘Chúng tôi muốn sản xuất thêm nhiều dầu. Chúng tôi có thể tiếp tục cắt giảm đến cuối năm nay, nhưng chúng tôi không đồng ý gia hạn đến tận năm 2018,” Croft trả lời phỏng vấn hãng CNBC. “Vì vậy, chi tiết cụ thể vẫn chưa được quyết định.”

Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC, ban đầu đã phản đối thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong 6 tháng đang được áp dụng. Quốc gia Trung Đông yêu cầu loại tên mình ra khỏi văn kiện, lấy lý do họ cần lợi nhuận từ dầu để chi trả cho cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố IS.

Sau khi thay đổi thái độ và bằng lòng gia nhập thỏa thuận, hồi tháng Ba, Bộ trưởng dầu mỏ Iraq một lần nữa gây tranh cãi khi tuyên bố, nước này muốn tăng sản lượng dầu lên 5 triệu thùng/ngày trong nửa cuối của năm 2017. Cho đến tận tháng Tư, Baghdad vẫn không chịu giảm sản lượng dầu xuống đến mức họ đã đồng ý vào tháng Mười một.

Một nhân viên nhà máy dầu tại Iraq (ảnh: CNBC)

Nga và Arab Saudi cần phải nhận được sự đồng thuận của 12 quốc gia thành viên OPEC, sau đó đảm bảo được sự ủng hộ từ 10 nhà xuất khẩu dầu khác. Theo Reuters, Kazakhstan – một trong 11 nước ngoài OPEC đã cho biết, họ không thể duy trì mức giảm như hiện tại.

Tamar Essner, giám đốc cấp cao về năng lượng và thiết bị tại công ty Nasdaq Corporate Solutions, khả năng gia hạn thêm 9 tháng nữa có thể khiến một số nước không đồng ý.

Việc giá dầu hồi phục được cho là bởi các nước OPEC cắt giảm sản lượng, đã sớm tỏ ra không bền vững, đặc biệt trước sản lượng của Libya và Nigeria, Essner nhận định. Hai thành viên OPEC này không tham gia thỏa thuận cắt giảm, do phải khôi phục năng lực sản xuất đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc nội chiến.

Nga – Arab Saudi “dắt tay nhau” cùng hưởng lợi

Croft phân tích, Nga và Arab Saudi đại diện cho “một trật tự dầu mỏ mới”. Cả hai đã đưa ra ý tưởng “đóng băng” sản lượng dầu vào tháng 1/2016 – một kế hoạch đã bị đổ vỡ hồi tháng Tư sau khi hoàng tử Mohammad bin Salman Al Saud của Arab Saudi từ chối ủng hộ. Tuy nhiên, đến mùa thu 2016, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được nối lại khi Riyadh và Moscow đạt được thỏa thuận cùng kiểm soát thị trường dầu mỏ và nỗ lực giữ cho giá dầu được bình ổn.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu giữa Nga và Arab Saudi được đánh giá không chỉ mang nặng tính chính trị mà còn rất quan trọng đối với tình hình tài chính nội địa hai quốc gia.

“Đối với Saudi, cũng như các nhà xuất khẩu khác, giá dầu thấp đem lại rất nhiều khó khăn. Họ thật sự muốn giải quyết vấn đề này,” Daniel Yergin – Phó chủ tịch của công ty IHS Markit phân tích.

Arab Saudi cần giá dầu cao, phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế, thoát khỏi sự phụ thuộc vào sản xuất dầu thô – theo như kế hoạch Tầm nhìn 2030. Điểm mấu chốt của kế hoạch này là lần phát hành cổ phiếu đầu tiên của công ty năng lượng do Nhà nước sở hữu Saudi Aramco – mà theo các nhà phân tích, sẽ đạt hiệu quả ấn tượng hơn nếu giá dầu ổn định trở lại.

Việc gia hạn thỏa thuận được công bố chỉ vài ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Arab Saudi – chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông, trong đó ông sẽ dừng chân Israel và Rome.

“Hãy nghĩ về những gì họ có thể lấy được từ Trump và người Cộng hòa. Họ muốn có nhiều hơn nữa tên lửa điều khiển chính xác,” Croft chỉ ra. Bên cạnh các hợp đồng vũ khí, Arab Saudi muốn Mỹ “ủng hộ họ 100% và sẽ làm những thứ cần thiết để đối phó với ảnh hưởng của Iran.”

Còn đối với Nga, họ nhận thấy “sự giàu có của mình đang ngày bị suy giảm, mà lợi nhuận từ dầu mỏ chiếm một phần lớn trong ngân sách nước này,” Daniel cho biết.

Croft cũng chỉ ra, thời điểm gia hạn thỏa thuận cắt giảm trùng với cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào tháng Ba năm sau – một lý do khác khiến Nga theo đuổi thỏa thuận này.

Hoàng tử Mohammad của Arab Saudi (ảnh: Reuters)

“Cả hai nhà lãnh đạo, cả hai chính phủ đều có những vấn đề xã hội với những ngân sách ngày càng bị thu hẹp. Hoàng tử Mohammad đã cân nhắc rất nhiều về ngân sách trong kế hoạch Tầm nhìn 2030, đồng thời muốn đưa Aramco lên sàn chứng khoán thành công,” Chris Weafer, một đối tác của công ty tư vấn Macro-Advisory nhận định.

Nga vượt Mỹ, “lấp đầy” khoảng trống quyền lực Trung Đông

“Tôi cho rằng, điều thú vị ở đây chính là người Nga có bạn bè ở tất cả các bên tại Trung Đông,” Croft nói.

Moscow có thể hỗ trợ Tổng thống Bashar Assad trong cuộc xung đột tại Syria, và duy trì mối quan hệ với Iran, cả hai thế lực người Shiite, nhưng cùng lúc vẫn có thể xóa bỏ thỏa huận và giữ quan hệ với các quốc gia mà người Sunni chiếm ưu thế như Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Điều này cho thấy người Nga đã thành công trong việc lấp đầy khoảng trống quyền lực ở Trung Đông.

“Ảnh hưởng của Putin tại Trung Đông chỉ có tăng lên, trong khi Mỹ lại đang tụt hậu,” Croft nói. Theo bà, mối quan hệ giữa Arab Saudi và Tổng thống Obama không được khả quan bởi vì ông Obama muốn mở rộng các quan hệ của Mỹ tại khu vực. Chính quyền Tổng thống Trump đã thể hiện một thái độ cứng rắn hơn với Iran sau khi ông Obama ký kết một hiệp định với Iran về dừng phát triển chương trình hạt nhân, để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại quốc gia Trung Đông.

Bộ trưởng Năng lượng Nga và Arab Saudi (ảnh: CNBC)

“Không hề tình cờ khi hai nước [Nga và Arab Saudi] tiến lại gần nhau hơn vào thời điểm mà có lẽ, mối quan hệ giữa Mỹ và Arab Saudi đang gặp vấn đề,” Morse phân tích.

Theo Edward Morse – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Citigroup, có đến 70% khả năng, thỏa thuận được gia hạn sẽ bao gồm mức cắt giảm sâu hơn nữa so với 1,8 triệu thùng/ngày của năm ngoái. Morse hy vọng đến cuối năm, thị trường sẽ cân bằng trở lại và giá dầu thô West Texas có thể lên tới 62 USD/thùng.

Nguồn tin: Toquoc.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hải Phòng: Chưa được cấp phép, cây xăng ngang nhiên hoạt động

Mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu nhưng hơn một tháng nay, cửa hàng xăng dầu Việt Phương (tại thôn Mỹ Khê, phường Đồng Hòa, Quận Kiến An) thuộc Công ty Thương mạ..

Nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu bảo dưỡng tổng thể lần 3

 
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết bắt đầu từ ngày 5/6, Nhà máy lọc dầu Dung Quất dừng sản xuất để triển khai đ..

Quỹ bình ổn giá xăng dầu tăng vọt

– Đến cuối tháng 6/2017, tổng số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu lên tới 3.975 tỷ đồng, tăng gần 1.600 tỷ so với đầu năm.
Theo số liệu của Bộ Tài chính vừa công bố sáng..

Dự trữ xăng dầu Việt Nam luôn phải đủ dùng cho 30 ngày

 
Đến năm 2020, tổng quy mô hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam cần đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng.
Giai đoạn 2017 – 2025, dự trữ xăng dầu thương mại tối thiểu ổn định ở mức 30..