Trump và ông Tập đã làm tiêu tan sự phục hồi giá dầu như thế nào?

 

WTI đã rớt xuống dưới 60 đô la mỗi thùng lần đầu tiên sau hai tháng, bị kéo xuống bởi nỗi lo sợ về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Dầu đã bị mắc kẹt giữa một bên là rủi ro địa chính trị, gián đoạn cung, và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc và một bên là tin tức kinh tế nghiệt ngã. Tùy vào từng ngày, mà mối quan tâm nào có vẻ gây sức ép nhiều hơn thúc đẩy sự biến động giá dầu.

Ít nhất trong thời gian này, lo ngại về kinh tế dường như đang áp đảo.

Trong khi chính quyền Trump công bố mức thuế cao hơn đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc cách đây vài tuần, thì thị trường tài chính toàn cầu dường như nghĩ rằng có một cơ hội tốt rằng điều tồi tệ nhất sẽ tránh được và hai bên sẽ đạt được thỏa thuận.

Tuy nhiên, những lời hoa mỹ từ cả hai phía đã thay đổi, khi các quan chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc có một điệu mang tính dân tộc hơn. Chính quyền Trump không chỉ tăng thuế, mà kể từ đó đã có một lập trường cứng rắn đối với hãng công nghệ Huawei và được đồn là sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc khác.

Về phần mình, Trung Quốc đang bắt đầu chuẩn bị cho tình huống khó khăn, một dấu hiệu cho thấy họ sẽ không dễ dàng châp nhận xung đột. Chỉ cách đây vài tuần, Trung Quốc đã thận trọng hơn nhiều trong cách họ thảo luận về sự bế tắc của mình với Mỹ. Sự thay đổi trong ngôn ngữ cho thấy cuộc chiến thương mại sẽ là một chuyện kéo dài.

Mức thuế cao hơn – 25% cho 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc và thuế quan trả đũa với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ vào Trung Quốc – là đủ tồi tệ. Tuy nhiên, vẫn đang đợi một kịch bản xấu hơn. Trump đã đe dọa một đợt áp thuế khác, bao gồm thuế 25% cho 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu thêm của Trung Quốc, nếu như vậy là coi như đã đánh thuế tất cả mọi thứ. Từng được coi là không thể tưởng tượng được, các nhà phân tích tại Nomura đã đưa ra kịch bản đó như là dự báo cơ bản của họ và cho biết tỷ lệ của một kết quả như vậy là khoảng 65%, như Bloomberg lưu ý.

“Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xấu đi nhiều trong hai tuần qua sau một thời gian nhìn bề ngoài có vẻ như sẽ tiến triển ổn định để đạt được một thỏa thuận hẹp được thừa nhận”, các nhà phân tích của Nomura viết. “Chúng tôi không nghĩ rằng hai bên sẽ có thể quay trở lại như hồi cuối tháng Tư”.

Thị trường dầu đã để ý đến. Giá dầu giảm mạnh vào thứ Tư và WTI xuống dưới 60 USD/thùng trong phiên giao dịch giữa ngày vào thứ Năm. Dầu thô dự kiến sẽ có tuần tồi tệ nhất trong sáu tháng.

Ngoài nỗi sợ thương mại là những vết nứt hữu hình trong nền kinh tế toàn cầu. Doanh số ô tô toàn cầu tiếp tục chậm lại và các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới đang cắt giảm biên chế của họ. Mới nhất là Ford, công ty vừa tuyên bố sa thải 7.000 người, tương đương 10% lực lượng lao động văn phòng. Tổng cộng, khoảng 38.000 việc làm cắt giảm đã được công bố bởi các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới.

Triển vọng ảm đạm hơn đến vào thời điểm tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng. Tồn kho đã tăng thêm 4,7 triệu thùng trong tuần trước, tăng lên mức cao nhất trong gần hai năm. Sự gia tăng hàng tồn kho đang tạo ra tin đồn rằng thực tế, thị trường dầu không bị hụt cung, bất chấp một loạt các gián đoạn cung lớn trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, dự trữ dầu thô của Mỹ không nhất thiết phải được coi như là sự thật đáng tin tưởng, đặc biệt là vì OPEC đang theo dõi chặt chẽ. “Đây là một sai lầm khi chỉ nhìn vào xu hướng tồn kho ở Mỹ khi đánh giá tình hình trên thị trường dầu mỏ toàn cầu”, Commerzbank viết trong một lưu ý. “Xét cho cùng, tồn kho dầu ở Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố đặc thù của nước này chẳng hạn như sự gia tăng sản xuất dầu trong nước và không đủ năng lực đường ống. Do đó, WTI vẫn đang giao dịch với mức giá thấp hơn đáng kể gần 10 đô la so với Brent. Hơn thế nữa, tồn kho Mỹ đang tăng nhiều hơn có thể khiến Ả Rập Xê Út thậm chí càng lưỡng lự hơn trong việc đẩy mạnh sản xuất”.

Sự suy yếu đột ngột trong nền kinh tế và thị trường dầu mỏ gây thêm áp lực cho OPEC để duy trì việc cắt giảm của nhóm cho nửa cuối năm nay. Commerzbank cho biết giá suy yếu có thể là “tạm thời”.

Nhưng đúng là bởi vì dữ liệu tồn kho của Hoa Kỳ được theo dõi rất sát sao, nên tồn kho có thể giảm trước khi mọi người bắt đầu tin rằng thị trường dầu đang thắt chặt nghiêm trọng. Bây giờ, sự ảm đạm về kinh tế đang bao trùm.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc từ Iran giảm hơn 30% trong tháng 12

Nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc từ Iran giảm 30,6% trong tháng 12/2017 so với cùng tháng một năm trước, trong khi đó tổng lượng nhập khẩu từ quốc gia Trung Đông này trong năm 2017 tăng 29,1%.
Nư..

Nga “để ngỏ” khả năng nâng sản lượng khai thác dầu trong những tháng tới

 Một quan chức thuộc Bộ Năng lượng Nga mới đây đã cho biết nước này có khả năng tăng sản lượng khai thác dầu trở lại mức trước khi cắt giảm trong vòng vài tháng.
Nga có khả năng tă..

IEA: Nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ đạt 15,5 triệu thùng vào năm 2040

Trong báo cáo Dự báo Năng lượng Thế giới phát hành ngày thứ Ba, cơ quan năng lượng quốc tế IEA cho biết nhu cầu dầu từ ngành giao thông vận tải của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2030..

Xăng, dầu sắp tăng giá?

Hiện doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối đang lỗ khoảng 250-300 đồng/lít xăng (dầu). Vì thế, trong kỳ điều chỉnh tới, giá các mặt hàng này có thể tăng.
Theo chu kỳ, ngày 18-2 là th..