Trừng phạt Nga có thể kéo dài trong nhiều nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ

Đối tượng điều chỉnh của Luật trừng phạt Nga bao gồm cả chính quyền và công dân Nga lẫn chính quyền Mỹ, còn phạm vi điều chỉnh của nó bao gồm cả những hành vi sẽ phát sinh thường xuyên hay không thể triệt tiêu trong quá trình vận hành của hệ thống chính trị, khiến nó khó bị bãi bỏ. 

Sputnik ngày 22.9 đưa tin, phát biểu tại Hội nghị Thương mại và Đầu tư hàng năm lần thứ 17 tại Moscow, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ ở Nga (AmCham), ông Alexis Rodzianko cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Nga sau khi được luật hóa vào tháng 8.2017, sẽ có thể kéo dài trong 2 – 3 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ.

“Việc bỏ phiếu chống lại Nga diễn ra rất dễ tại Mỹ, song bỏ phiếu ủng hộ Nga thì rất khó, ngay cả ở những thời điểm tốt nhất cho quan hệ hai bên. Điều đó khiến cho việc trừng phạt sẽ diễn ra trong một thời gian dài, sẽ vượt qua nhiệm kỳ tổng thống hiện tại. Và theo suy nghĩ của tôi thì hai vị tổng thống kế tiếp của nước Mỹ có thể vẫn phải sống chung với trừng phạt Nga”.

Liệu nhận định của người đứng đầu Phòng Thương mại Mỹ ở Nga về thời hiệu Luật trừng phạt Nga của Mỹ có chuẩn xác? Theo giới phân tích, ông Alexis Rodzianko hoàn toàn có cơ sở khi đưa ra cảnh báo về việc Nga sẽ phải sống chung với trừng phạt của Mỹ hàng chục năm trời. Tại sao vậy?

Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh của Luật trừng phạt Nga bao gồm cả chính quyền và công dân Nga lẫn chính quyền Mỹ, còn phạm vi điều chỉnh của nó bao gồm nhiều hành vi sẽ phát sinh thường xuyên hay không thể triệt tiêu trong quá trình vận hành của hệ thống chính trị, khiến nó khó bị bãi bỏ.

Theo nội dung Dự luật trừng phạt Nga đã được Tổng thống Donald Trump ký ban hành thành luật, thì cơ chế kép trong tác hiệu của nó thể hiện rất rõ ràng. Luật quy định Tổng thống Mỹ không được đơn phương nới lỏng hoặc hủy bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Tổng thống Mỹ can thiệp vào các biện pháp trừng phạt Nga chỉ có giá trị khi được sự phê chuẩn của Quốc hội.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ ở Nga (AmCham), ông Alexis Rodzianko

Ngoài việc mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các thành phần chính trong nền kinh tế Nga, bao gồm khai khoáng, kim loại, vận tải biển và đường sắt, Luật trừng phạt Nga cũng quy định bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhằm vào Nga do chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra cũng không được phép gỡ bỏ, nếu chưa có sự chuẩn thuận của Quốc hội.

Đặc biệt, Luật trừng phạt Nga đã mở rộng trừng phạt đối với các công dân Nga phạm tội tham nhũng, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cung cấp vũ khí cho lực lượng của chính phủ Syria và các đối tượng được cho là tiếp tay chính phủ Nga tiến hành các hoạt động tấn công trên không gian công mạng.

Rõ ràng, chính quyền Mỹ cùng chính quyền và công dân Nga đã phải song hành chịu sự điều chỉnh của Luật trừng phạt Nga. Điều đáng lưu ý là phạm vi điều chỉnh của luật quá rộng, trong đó bao gồm nhiều hành vi có thể liên tục phát sinh hoặc không thể triệt tiêu trong quá trình vận hành của hệ thống chính trị, khiến cho thời hiệu của luật trừng phạt sẽ kéo dài.

Chính người đứng đầu AmCham ở Nga cũng nhận địnnh các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào Tổng thống Nga nhiều hơn là nhắm vào nước Nga. “Theo tôi, luật trừng phạt Nga không mang tính riêng tư, trên danh nghĩa là chống Nga nhưng chủ yếu lại nhắm đến tổng thống của chúng tôi”.

Trong khi chỉ cần nhắm tới chính quyền, công dân và các thực thể của Nga, liên quan tới Nga là việc bãi bỏ luật trừng phạt đã rất phức tạp, khi phạm vi điều chỉnh có thêm cả chính quyền Mỹ thì việc bãi bỏ khó gấp bội phần. Như vậy, việc luật hóa không chỉ buộc Nga phải sống chung với trừng phạt, mà còn khiến chính quyền Mỹ phải bị bó buộc trong chính khuôn khổ của họ.

Thứ hai, lợi ích kinh tế trong quan hệ Nga – Mỹ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong việc gia tăng lợi ích Mỹ khiến động lực bãi bỏ luật trừng phạt chủ yếu liên quan tới lợi ích chính trị. Trong khi Moscow đang gia tăng chiếm lĩnh sân khấu chính trị thế giới, khiến luật trừng phạt trở thành công cụ kiềm chế tốt nhất đối với Nga, đảm bảo lợi ích chính trị cho nước Mỹ.

Trong hoạt động thương mại, theo báo cáo của Cục Hải quan Liên bang Nga, kim ngạch thương mại Nga – Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2017 dù tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2016, cũng chỉ đạt 8,7 tỉ USD. Trong đó giá xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Mỹ đạt 3,9 tỉ USD và nhập khẩu từ Mỹ chỉ 4,8 tỉ USD.

Trong hợp tác đầu tư, theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế Mỹ công bố thì Nga đã đầu tư chỉ gần 4,6 tỉ USD vào Mỹ, chiếm tỷ lệ 0,1% đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mỹ. Ở phía ngược lại, Mỹ đầu tư tổng cộng vào Nga cũng chỉ là 9,2 tỉ USD.

Lợi ích trong quan hệ kinh tế Nga – Mỹ rất nhỏ khiến cho động lực thúc đẩy dỡ bỏ trừng phạt Nga không mạnh

Trong các hoạt động kinh tế khác thì giá trị cũng rất nhỏ không thể tạo ra tác động tiêu cực cho kinh tế Mỹ nếu mất thị trường Nga. Moscow mới chỉ tích lũy được 105 tỉ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, dù đã tăng tới 18% trong 4 tháng đầu năm 2017. Trong khi Mỹ không hướng tới trái phiếu chính phủ Nga.

Với thực tế như vậy, việc trừng phạt Nga không gây tiêu cực lớn cho kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, ở khía cạnh chính trị thì vị thế của Nga trên trường quốc tế, nhất là dưới thời chính quyền Tổng thống Putin, liên tục thay đổi đã tạo ra sự thách thức với Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều chiến lược của Mỹ, đến mức giới phân tích phải nhận định Chiến tranh Lạnh có thể tái sinh.

Moscow đã khiến cho vấn đề Ukraine trờ thành “ván cờ tàn” đối với Mỹ và phương Tây, khiến cho việc cấm vận Nga chỉ là cú đánh nguội, Kremlin đã can thiệp vào cuộc xung đột tại Syria mà có thể phá hỏng chiến lược của Mỹ tại vùng Trung Đông xoay quanh quân cờ chiến lược mới – người Kurd.

Thế giới đơn cực với xu thế hướng tâm xoay quanh trục Mỹ đang dần bị thay thế bởi xu thế ly tâm hình thành thế giới đa cực, mà Nga là một trong những cực có lực hút mạnh. Vì vậy, việc luật hóa trừng phạt Nga xoay quanh hai hai ván cờ Ukraine và Syria là nước đi chuẩn xác của Mỹ trong việc kiềm chế Nga có những nước đi gây bất lợi cho chiến lược đối ngoại mới của Mỹ.

Thứ ba, trong mối quan hệ đa phương: ta – bạn – thù, việc luật hóa trừng phạt Nga đã trở thành một bước đi hiệu quả trong việc gia tăng lợi ích cho hệ thống doanh nghiệp Mỹ, Bởi Luật trừng phạt Nga được xem là đã giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Mỹ trước các đổi thủ.

Điều đó được cảm nhận rõ nhất qua hiệu ứng từ các doanh nghiệp xuất khẩu năng lượng Mỹ tại thị trường EU. Luật trừng phạt Nga đã hiện thực hóa lợi ích qua việc dỡ bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu dầu thô của Mỹ sau 40 năm, khiến cho doanh nghiệp năng lượng Mỹ thất thế trước đối thủ Nga tại EU.

Cũng xin nhắc lại rằng, ngày 19.12.2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cho phép bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô, vốn được áp đặt suốt 40 năm qua, kể từ năm 1975 khi ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước đối với kinh tế Mỹ.

Theo giới phân tích, việc chấm dứt cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ sẽ làm thay đổi cuộc chơi, giúp thúc đẩy ngành sản xuất dầu khí đá phiến và giúp Mỹ có chỗ đứng tốt hơn trên thị trường năng lượng toàn cầu, giúp Mỹ đảm bảo nguồn cung cho các đồng minh ở châu Âu, giảm phụ thuộc vào Nga.

Nữ Thượng nghị sĩ bang giàu dầu thô North Dakota, Heidi Heitkamp, khi đó đã nhận định: “Dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sẽ tốt cho nền kinh tế, tốt cho an ninh quốc gia và an ninh năng lượng. Với việc mở cửa cho dầu thô Mỹ, chúng ta cung cấp cho đồng minh một đối tác kinh doanh năng lượng ổn định hơn và làm giảm ảnh hưởng của nhiều nước xuất khẩu dầu thô”.

Luật hóa trừng phạt Nga giúp cho doanh nghiệp Mỹ nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ Nga tại thị trường béo bở EU

Song do các doanh nghiệp xuất khẩu năng lượng Mỹ sau 40 năm bị kiềm chế khiến cho khả năng cạnh tranh bị hạn chế và không thể đọ sức với các đối thủ Nga, nhất là tại thị trường EU. Điều đó khiến cho ngành xuất khẩu năng lượng Mỹ cần một cú hích, mà thường thấy là “chính sách ngoại giao kinh tế” của chính phủ.

Tuy nhiên, khi việc trừng phạt Nga được luật hóa thì tác hiệu của nó còn lớn hơn nhiều so với hiệu quả của chính sách ngoại giao kinh tế. Bởi nó không những tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Mỹ tại EU mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp Mỹ chiếm lĩnh thị trường béo bở này khi lĩnh vực năng lượng Nga nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật trừng phạt.

Điều đó đã có hiệu ứng tích cực với việc gia tăng lợi ích Mỹ. Khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng dự báo nhu cầu dầu thô trong năm 2017 và thông báo lượng dự trữ xăng toàn cầu giảm, ngay lập tức nhóm cổ phiếu năng lượng Mỹ phục hồi mạnh mẽ ngay đầu tháng 9.2017, theo Reuters.

Như vậy, rõ ràng Luật trừng phạt Nga không những làm cho nước Nga, nền kinh tế Nga bị thiệt hại nặng nề, mà bên cạnh đó nó còn giúp gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp Mỹ và tạo sự chi phối với các đối tác, đồng minh. Vì vậy, việc trừng phạt Nga sẽ khó được xem xét bãi bỏ trong ngắn hạn.

Nguồn tin: Motthegioi

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

IEA: Châu Âu sẽ phải cắt giảm gần một phần ba lượng sử dụng khí đốt

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong quý đầu tiên của năm tới, các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ phải cắt giảm tới 30% việc sử dụng khí đốt tự nhiên để chuẩn bị cho việc ngừng hoàn toàn các dòng khí đốt của Nga.
Giám đốc IEA Fatih Birol ..

Giá dầu Brent giảm mạnh 2,8% trong tuần trước | Hoanghungpetro.com.vn

 Tính chung cả tuần giá dầu WTI và dầu Brent giảm lần lượt khoảng 1% và 2,8%.
Giá dầu cuối tuần trước giảm do nhà đầu tư lo ngại tình trạng Mỹ tăng sản lượng, phá vỡ nỗ lực cắt giảm sản ..

[Infographic] OPEC và các nước tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng như thế nào trong tháng 2?

 OPEC đang cho thấy quyết tâm giảm kho dầu dự trữ toàn cầu. Tháng 2 là tháng thứ tư liên tiếp OPEC cắt giảm sản lượng cao hơn tháng trước theo thỏa thuận với các nước đối tác. C

Bản tin video ngày 13-07-22: Giá dầu tăng nhẹ trong bối cảnh lo sợ suy thoái toàn cầu | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu tăng trong giờ giao dịch châu Âu hôm thứ Tư trong khi thị trường lo ngại rằng việc tăng lãi suất quyết liệt để ngăn chặn lạm phát sẽ thúc đẩy suy thoái kinh tế, tiếp tục kiềm chế nhu cầu dầu…