Trung Quốc đẩy mạnh nhập dầu Mỹ vì giá rẻ, Nga và OPEC bắt đầu lo lắng

Lượng dầu xuất khẩu của Mỹ đang tăng gấp đôi, thạm chí gấp 3 so với năm trước do giá rẻ hơn so với dầu Brent và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh. 

Ảnh minh họa

Lượng dầu xuất khẩu của Mỹ trong tuần thứ 4 tháng 12 lên tới 1,21 triệu thùng/ngày, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng công bố hôm thứ 5 (28/12). Trong quý IV, lượng dầu xuất khẩu trung bình đạt 1,5 triệu thùng/ngày, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Washington đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ hồi tháng 12/2015. Tuy nhiên khối lượng dầu vẫn bị hạn chế đến tận mùa hè năm nay, đặc biệt là cuối tháng 8 – thời điểm cơn bão Harvey quét qua Mỹ khiến hoạt động khai thác và lọc dầu bị gián đoạn. Nhu cầu dầu trong nước tăng trong khi mức chênh lệch giá giữa dầu WTI và dầu Brent liên tục nới rộng lên tới 6,3 USD/thùng hồi đầu tháng 9. Ngay cả khi tính cả chi phí vận chuyển thì 40 USD/thùng vẫn là mức giá quá hời đối với nhiều quốc gia nhập khẩu dầu thô.

Đặc biệt năm nay Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dầu thô Mỹ. Chỉ tính trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2017, lượng dầu thô nhập khẩu của nước này đã tăng tới 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 180.000 thùng/ngày, cao hơn 6 lần lượng dầu thô Mỹ mà Nhật Bản nhập khẩu.

Việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dầu thô có vẻ như một phần là do yếu tố chính trị khi Bắc Kinh đang cố gắng làm giảm sự mất cân đối trong mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Giá dầu WTI đã phục hồi lên trên mức 60 USD/thùng vào thời điểm cuối năm. Tính riêng trong tuần thứ 4 của tháng 12, sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ tăng 11%. Tuy nhiên do 9-20% sản lượng dầu thô được dùng cho xuất khẩu kể từ tháng 9 nên trữ lượng giảm 13%. Ngay cả khi như vậy, khoảng cách giá giữa dầu WTI và Brent vẫn lớn hơn 7 USD/thùng do thị trường kỳ vọng nguồn cung dầu thô khu vực Trung Đông và Biển Bắc sẽ giảm.

OPEC và 10 quốc gia xuất khẩu dầu khí chủ chốt trong đó có Nga đã đồng ý kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm 2018. Thêm vào đó, sự cố đường ống dẫn dầu ở Libya và đường ống Forties gây gián đoạn nguồn cung càng khiến nhiều người tự tin rằng giá dầu Brent sẽ tiếp tục tăng.

Trong khi đó, nhiều yếu tố được dự đoán sẽ gây áp lực lên giá dầu thô Mỹ trong đó có sản lượng dầu đá phiến liên tục tăng mạnh và các chính sách của tổng thống Donald Trump. Điều này càng nới rộng khoảng cách giá giữa dầu WTI và dầu Brent. Sự hiện diện của Mỹ trên thị trường xuất khẩu dầu thô sẽ trở thành mối quan ngại lớn của các nước Trung Đông và Nga. Riêng đối với Nga, hồi tháng 11, trước thềm cuộc họp OPEC, quốc gia này tỏ ra khá dè dặt trước quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng do lo ngại khả năng Mỹ tăng cường xuất khẩu, chiếm lĩnh thị phần của Nga.

Nguồn tin: ndh.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu đi xuống tại thị trường châu Á​

Giá hai loại dầu chủ chốt đồng loạt mất gần 1% trong phiên giao dịch ngày 19/6 tại thị trường châu Á, giữa lúc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang. 
Trạm bơm tại mỏ dầu..

Saudi Arabia sẽ không hành động một mình bù cho tình trạng thiếu hụt dầu mỏ từ Iran

Một nguồn tin thân cận với các nhà hoạch đình chính sách dầu mỏ Saudi Arabia cho biết nước này đang theo dõi tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran tới c

Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Petrolimex tiếp tục tăng 131 tỷ đồng

Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Petrolimex trước thời điểm tăng giá xăng dầu ngày 20/9 là 3.087 tỷ đồng, tiếp tục tăng 131 tỷ đồng so với thời điểm điều chỉnh giá trước đó vào ngày 5/9.

Giá dầu quay đầu giảm nhẹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm nhẹ trong ngày thứ Hai, khi giá dầu WTI suy yếu theo sau đà giảm sâu của thị trường chứng khoán, MarketWatch đưa tin.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Ả-rậ..