Trung Quốc sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào dầu nhập khẩu

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dầu của Trung Quốc là một trong những chỉ số được theo dõi sát sao nhất trong ngành công nghiệp này- một thước đo cho nhu cầu khổng lồ của nước này đối với dầu và tác động của nó lên giá và giao thương dầu mỏ toàn cầu.

Trung Quốc đang nhập khẩu khối lượng dầu ngày càng tăng không chỉ vì nhu cầu tăng trưởng, mà còn vì sản xuất dầu trong nước đang giảm do các mỏ dầu lớn lâu năm và vì các công ty cắt giảm sản lượng từ các giếng dầu có chi phí cao hơn trong bối cảnh giá dầu thấp hơn trong thời gian dài hơn. Do đó, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu thô nhập khẩu liên tục tăng lên và dự báo sẽ tiếp tục cao hơn trong tương lai gần.

Năm ngoái, Trung Quốc đã đáp ứng 64,4 phần trăm nhu cầu dầu thô của mình với dầu nhập khẩu, do chi phí sản xuất cao ở trong nước và giá quốc tế phải chăng do thừa cung toàn cầu. Con số này tăng 3,8 phần trăm so với năm 2015, và mức độ phụ thuộc dự kiến sẽ tiếp tục nhiều hơn trong năm nay.

Theo miêu tả chung của Bộ Thương mại Hoa Kỳ từ tháng Bảy năm nay, sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu của Trung Quốc đã vượt 65,6 phần trăm trong năm 2016 và được dự báo sẽ tăng lên 80 phần trăm vào năm 2030. Đến năm 2020, mức tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc được dự kiến ​​đạt 12 triệu thùng mỗi ngày. Đồng thời, PetroChina, Sinopec, CNOOC và đã giảm sản xuất từ ​​các mỏ dầu có chi phí cao hơn ở Trung Quốc bởi vì họ không thể cạnh tranh với giá dầu dưới 50 USD/thùng. Do đó, sản xuất dầu trong nước giảm 6,9 phần trăm xuống còn 3,98 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2016, giá dầu thấp hơn thúc giục Trung Quốc lấp đầy kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình bằng cách nhập nhiều dầu thô từ nước ngoài có giá rẻ hơn.

Năm nay, sản lượng dầu của Trung Quốc đã tiếp tục giảm 4,1 phần trăm trong 10 tháng đầu năm, Michael Lelyveld viết trong một phân tích trên Đài phát thanh Á Châu Tự Do. Chỉ tính riêng tháng Mười, sản xuất dầu thô của Trung Quốc đã giảm xuống dưới 3,8 triệu thùng mỗi ngày.

Đồng thời, nhập khẩu đang tăng và sẽ tiếp tục tăng. Năm nay, sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt 69 phần trăm. Theo báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới 2017 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ tăng lên 80 phần trăm vào năm 2040, Lelyveld viết.

Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực khai thác khí đốt và dầu và nhiều kế hoạch để phát triển các nguồn tài nguyên phi truyền thống nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt nhập khẩu, hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã đưa tin hôm thứ Bảy, trích dẫn một trung tâm nghiên cứu tại Bộ Đất đai và Tài nguyên.

Vào năm 2035, Trung Quốc sẽ có “khả năng giữ cho mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu ở mức lần lượt 70 phần trăm và 50 phần trăm” theo trung tâm nghiên cứu.

“Quan điểm cho rằng bằng cách nào đó họ có thể đột nhiên tăng sản lượng dầu trong nước có vẻ như cực kỳ hoang đường,” Mikkal Herberg, Giám đốc nghiên cứu an ninh năng lượng tại cơ quan nghiên cứu Châu Á có trụ sở ở Seattle, nói với Đài Á Châu Tự do.

“Ngay cả khi họ có thể duy trì đi ngang, thì vẫn hướng về mức phụ thuộc nhập khẩu 80 phần trăm,” Herberg lưu ý.

Đó cũng gần với ước tính trong Triển vọng năng lượng BP 2017, theo đó sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ tăng lên 79 phần trăm vào năm 2035 từ 61 phần trăm của năm 2015. Trong sản xuất nhiên liệu hóa thạch, sản lượng khí đốt tăng đột biến 146 phần trăm và 1 tăng trưởng sản xuất than đá 1 phần trăm được dự báo ​​sẽ bù đắp nhiều hơn cho sự suy giảm 13 phần trăm trong sản xuất dầu đến năm 2035.

Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới 2017, IEA ước tính rằng nhập khẩu dầu ròng của Trung Quốc sẽ đạt 13 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2040.

“Nhưng các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu nghiêm ngặt cho xe ô tô và xe tải, và việc chuyển đổi sang xe điện vào năm 2040, đồng nghĩa với Trung Quốc không còn là động lực chính đằng sau việc sử dụng dầu toàn cầu – tăng trưởng nhu cầu lớn hơn ở Ấn Độ sau năm 2025”, theo IEA.

“Sự lựa chọn của Trung Quốc sẽ đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định xu hướng toàn cầu, và có thể châm ngòi cho một sự chuyển đổi năng lượng sạch nhanh hơn. Khi Trung Quốc thay đổi, mọi thứ sẽ thay đổi.”

Trong sản xuất dầu nội địa của Trung Quốc và sự phụ thuộc vào nhập khẩu, xu hướng này là sản xuất đang suy giảm và phụ thuộc dầu nhập khẩu ngày càng gia tăng.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bản tin video tối ngày 12-01-22: Tín hiệu tích cực từ FED giúp giá dầu Mỹ duy trì đà leo dốc | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu diễn biến trái chiều vào sáng thứ Tư trong phiên châu Á, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed phát tín hiệu ngân hàng trung ương có thể nâng lãi suất chậm hơn dự kiến, điều này sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu trong thời gian tới…

Sản lượng OPEC tăng vọt trong tháng 6 khi Saudi sản xuất gần mức cao kỷ lục

Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 6 tăng 320.000 thùng/ngày so với tháng 5 lên 32,32 triệu thùng/ngày, do nhà sản xuất lớn nhất của nhóm- Saudi Arabia sản xuất gần mức cao kỷ lục, theo kh..

OPEC: Chính sách thương mại của Trump làm giảm nhu cầu dầu mỏ thế giới

Theo OPEC, các chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có nguy cơ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và hạn chế nhu cầu dầu mỏ. 
OPEC cảnh báo chính s

Đường ống dẫn dầu lớn nhất của Anh đóng cửa nhiều tuần để sửa chữa

Đường ống dẫn dầu lớn nhất của Anh có thể đóng cửa nhiều tuần để sửa chữa, thúc đẩy giá dầu thô lên mức cao mới trong hai năm và kích hoạt giá khí tự nhiên tăng mạnh.
Hệ thố..